Trang nhất » Rao vặt » Tuyển sinh - đào tạo » Đào tạo

TÌM KIẾM
Đào tạo

Các phương pháp học tiếng Anh

Thông tin mua bán
Mã tin
V116656
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
14/10/2017
Hết hạn
14/10/2018
Xem :
592
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Đống Đa » Hà Nội
Loại tin đăng
Cần tuyển
Họ tên
Vũ Minh
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

 

Học tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào cũng cần có thời gian và sự luyện tập mỗi ngày thì mới thành công được. Hãy tạo cho mình thói quen từ những cách đơn giản nhất.

Phương pháp học (không theo thứ tự)

1. Đừng ngại mắc sai lầm. Hãy tự tin. Mọi người chỉ có thể sửa sai lầm của bạn khi họ nghe bạn thực hiện chúng.

2. Đặt mình vào một môi trường nói tiếng Anh, nơi bạn có thể học thụ động mà cách tốt nhất để học là thông qua việc nói.

Xem thêm: thì quá khứ tiếp diễn

3. Thực hành mỗi ngày. Tạo cho mình một kế hoạch học tập. Dự tính trước bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian trong tuần để học và dính chặt với nó. Tạo lập một thói quen.

4. Cho gia đình và bạn bè biết về kế hoạch học tập của bạn. Yêu cầu họ thúc đẩy bạn học và cũng đừng khiến họ cản trở việc học của bạn.

5. Thực hành 4 kỹ năng cốt lõi: đọc, viết, nghe và nói. Tất cả cần phải được luyện tập thường xuyên để kỹ năng được cải thiện.

6. Ghi lại từ mói trong một cuốn sổ tay. Cố gắng dùng một câu có chưa từ đó và lặp lại 3 lần câu đó trong khi nói chuyện để ghi nhớ sâu hơn.

7. Ghé thăm một trang web học tiếng anh miễn phí nào đó mỗi ngày và hoàn thành một bài học.

8. Việc ghi nhớ từ theo dạng danh sách là cách phổ biến nhất để họ từ mới cho một bài kiểm tra. Nó chỉ là một cách áp dụng cho những kỳ học ngắn hạn vì bạn thường có xu hướng quên những từ đã học sau khi kiểm tra xong.

9. Sử dụng đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu bạn không phải là người yêu thích buổi sáng thì hãy học vào buổi chiều.

10. Bạn sẽ thấy việc nhớ từ sẽ dễ hơn nếu từ đó dược đặt trong ngữ cảnh của một câu hơn là chỉ ghi nhớ bản thân một từ đó.

11. Thử làm một bài kiểm tra. Bạn sẽ thấy mình chăm chỉ hơn dưới áp lực phải hoàn thành điều gì đó trong một thời gian nhất định.

12. Không nên đặt mục tiêu học tiếng Anh chỉ để qua môn khi kiểm tra. Hãy nhìn về bức tranh lớn hơn. Bạn có thể làm gì khi có khả năng tiếng Anh tốt? Làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn?

13. Hãy tự tạo cho mình một mục tiêu dài hạn. Tập trung vào việc cố gắng đạt mục tiêu đó.

14. Tự cho mình những mục tiêu ngắn hạn và tự thưởng khi bạn đạt được một mục tiêu.

15. Tạo một môi trường khiến bạn muốn học chứ không phải là phải học. Bạn sẽ học nhiều hơn khi bạn muốn học.

16. Biết điều gì là tốt nhất cho bạn. Hãy suy nghĩ về những phương pháp đã thành công với bạn trong quá khứ và theo đuổi nó.

Xem thêm: thì tương lai đơn

17. Tìm ra cách học của bạn. Nó có thể là bằng ghi nhớ, đọc, nói, tóm tắt hoặc các phương pháp khác. Tìm hiểu làm thế nào để bạn học tốt nhất. Nó có thể là khi bạn ở một nơi yên tĩnh hay khi học chung với một nhóm bạn.

18. Hãy nhờ giúp đỡ! Nếu bạn không hiểu điều gì bạn phải hỏi ai đó. Hỏi giáo viên, bạn cùng lớp hoặc bạn bè của bạn giúp đỡ.

19. Ôn tập! Ôn tập! Ôn tập! Hãy chắc chắn rằng bạn dành thời gian để xem lại những điều bạn đã học trong quá khứ.

20. Tự học một mình trong 30 phút liên tục không phải là ý tưởng hay. Thường xuyên nghỉ ngơi, hít thở không khí và duỗi chân để không bị mệt mỏi cơ thể.

21. Đừng vội vã để lên một mức cao hơn. Hãy tập trung ở vị trí hiện tại của bạn.

22. Xem DVD thay vì TV. Bạn nên sử dụng thứ gì đó mà bạn có thể xem lại để thu thập thông tin bạn có thể đã bỏ lỡ lần đầu tiên.

23. Xem TV chỉ cho bạn cơ hội để nghe một cách chính xác hơn lần đầu tiên. Điều này chỉ tốt cho người ở trình độ cao. Có thể một phương pháp hay hơn đó à nói chuyện với người nước ngoài vì bạn không cần yêu cầu họ lặp lại những gì đã nói.

24. Đọc sách Graded reader. Đây là loại cách được viết riêng theo trình độ tiếng Anh của bạn. Hãy đọc hết một cuốn. Bạn có thể làm được! Bạn sẽ thấy tuyệt vời sau đó

25. Sách dành cho trẻ em có những từ dễ hiểu và có thể thay thế cho sách Graded reader.

26. Báo chí là một nguồn tốt để tìm các cấu trúc thụ động. Đọc qua tiêu đề bài viết xem bạn có tìm thấy câu bị động nào không.

27. Đọc trước một lượt để hiểu nghĩa tổng quát của một đoạn hay bài viết. Đừng lo nếu không hiểu nghĩa hết từng từ vì bạn có thể tra lại sau.

28. Đối với một từ bạn không hiểu trong một câu, hãy nhìn vào những từ khác xung quanh nó. Nó sẽ cho bạn gợi ý. Cố gắng đoán ý nghĩa từ ngữ cảnh.

29. Học từ gốc. Nó sẽ giúp bạn đoán được ý nghĩa của từ. Ví dụ: scrib = viết, min = nhỏ

30. Khi bạn học một từ mới, hãy nghĩ tất cả các dạng khác của nó: Beautiful (tính từ), beauty (danh từ), beautifully (trạng từ).

31. Tìm hiểu tiền tố (dis-, un-, re-) và hậu tố (-ly, -ment, -ful), chúng sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từ và xây dựng từ vựng của bạn.

32.Tiếng Anh, không giống như tiếng Nhật hoặc tiếng Pháp, sử dụng dấu nhấn. Đối với những từ mới, hãy đếm các âm tiết và tìm ra dấu nhấn. Chỉ có một dấu nhấn trong một từ và thường nằm ở nguyên âm. Động từ hai âm tiết thường nhấn ở âm tiết thứ hai (beGIN), danh từ hai tâm tiết (TEAcher) và tính từ hai âm tiết (HAPpy) nhấn ở âm tiết thứ nhất.

33. Sử dụng tiếng Anh bất cứ khi nào bạn có thể. Chỉ đơn giản như vậy thôi!

Xem thêm: đề thi toeic có đáp án

 

 

Tin đăng cùng chuyên mục