Trang nhất » Rao vặt » Tuyển sinh - đào tạo » Đào tạo

TÌM KIẾM
Đào tạo

Những bước cần thiết để giới thiệu bản thân gây ấn tượng

Thông tin mua bán
Mã tin
V116888
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
16/10/2017
Hết hạn
16/10/2018
Xem :
402
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Đống Đa » Hà Nội
Loại tin đăng
Cần tuyển
Họ tên
Vũ Minh
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

 

Khi đang ở trong một buổi phỏng vấn để giành lấy cơ hội được làm công việc mà bạn mong muốn, bạn thường sẽ cảm thấy lo lắng vì không biết mình có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không. Tuy nhiên, có rất nhiều điều mà bạn có thể làm để chắc chẳn rằng mình tạo được một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng thêm cơ hội được chọn vào công ty. Một trong những điều đó là giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp và ấn tượng.

Xem thêm: cách sử dụng used to

Hãy đọc bài viết để phần nào hình dung được cách giới thiệu bản thân tại buổi phỏng vấn thật ấn tượng và chuyên nghiệp.

1. Ấn tượng đầu tiên

 - Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng nên hãy chắc rằng bạn để lại ấn tượng tốt ngay từ khi bước vào công ty. Bước  chuyển tiếp tiếp theo trong nghề nghiệp của bạn có thể bắt đầu tốt đẹp với môt câu chào và một cái bắt tay. Tại khu vực tiếp tân, hãy giới thiệu bản thân bạn với nhân viên lễ tân.

 Ví dụ:  “Hi, I’m Jill Jackson. I’m here for my 10:30 interview with Jane Smith.”

 (Xin chào, tôi là Jill Jackson. Tôi đến đây vì buổi phỏng vấn lúc 10:30 của tôi với Jane Smith.)

 - Khi bạn gặp người sẽ phỏng vấn bạn, hãy đưa tay ra, nói xin chào và giới thiệu bản thân bạn lần nữa.

 Ví dụ: “Hi, Ms. Smith. I’m Jill Jackson. Thanks for inviting me to meet with you today.”

 (Chào bà Smith. Tôi là Jill Jackson. Cảm ơn vì đã mời tôi đến gặp bà hôm nay.)

 Mẹo cho bạn: Giữ một chiếc khăn ăn hay khăn tay được gấp gọn gàng trong túi của bạn. Nó sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn làm tay bạn khô một cách nhanh chóng trước khi bạn gặp nhà tuyển dụng. Sẽ khó khăn hơn rất nhiều để tạo một ấn tượng tốt với một lòng bàn tay đầy mồ hôi.

2. Hãy chắc chắn rằng bạn đã hoàn thành “bài tập về nhà” của bạn trước ngày phỏng vấn.

 Điều tốt nhất bạn có thể làm để chiến thắng một cuộc phỏng vấn là tìm hiểu trước về công ty thật kĩ. Học những thông tin về công ty mà bạn sẽ đến phỏng vấn nhiều nhất có thể. Vào trang web của công ty và tìm kiếm những thông tin như nghề nghiệp hay văn hóa công ty. Xem qua tài khoản trên các trang xã hội để cảm nhận được tầm ảnh hưởng của thương hiệu công ty.  Vào trang Glassdoor để xem nhân viên nói gì về họ, điều này sẽ cho bạn thêm thông rin về văn hóa công ty cũng như thế mạnh và thử thách của họ. Khi bạn đã nắm rõ các thông tin cần thiết, bạn sẽ thấy tự tin hơn và sẽ có thể trình bày sự hiểu biết của mình về công ty trong buổi phỏng vấn một cách tốt nhất.

 Ví dụ: “I noticed that The ABC Corporation’s blog focuses on content for working professionals. Can you tell me more about how that plays into your branding strategy?”

 (Tôi thấy rằng trang blog của Tập đoàn ABC tập trung chủ yếu vào nội dung cho các chuyên gia làm việc. Bạn có thể cho tôi biết thêm về cách thức đóng góp vào chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty không?)

 “ABC’s website has a great culture page! It gave me a real sense of what drives your team.”

 (Trang web của ABC có một trang văn hóa tuyệt vời! Nó cho tôi một cảm giác thực sự của những gì mà team của bạn nỗ lực hoàn thành.)

Xem thêm: sach ngu phap tieng anh

3. Trả lời câu hỏi “Tell me about yourself” (Bạn hãy nói về bản thân mình đi) một cách ấn tượng.

 Đây có vẻ như là một câu hỏi mở mà các nhà tuyển dụng rất thích hỏi để làm khó ứng viên. Làm thế nào để bạn xây dựng được hình ảnh của sự tự tin nhưng không kiêu ngạo? Bạn sẽ nói đề cập đến những vấn đề về cá nhân hoặc liên quan đến kinh doanh phải không?

Câu hỏi khiến nhiều ứng viên lúng túng

 - Chuẩn bị trước câu trả lời cho câu hỏi này là một cách tốt để bạn xác định những gì bạn sẽ nói khi bị nhà tuyển dụng hỏi.

Ví dụ: “I moved cross-country to the west coast two years ago—I love it here! I’ve been spending time adventuring and getting to know the area cuisine. I’m a foodie at heart.”

(Tôi đã đi xuyên quốc gia sang bờ biển phía tây hai năm trước đây - tôi thích ở đây! Tôi đã dành thời gian khám phá và tìm hiểu về ẩm thực nơi đây. Tôi là một người yêu ăn uống. )

 - Tránh nói về những vấn đề về chính trị hay gay tranh cãi. Bạn có thể nói về sở thích của mình ví dụ như những sở thích kì lạ như dù lượn hay việc yêu thích rắn, để gây ấn tượng đáng nhớ với nhà tuyển dụng. Nhưng hãy cẩn thận với những sở thích của mình vì nếu bạn gặp một nhà tuyển dụng luôn đối đầu với thực tế thì thậm chí liên quan tới những việc như sự nhiệt huyết của bạn trong hoạt động săn bắn cũng có thể để lại ấn tượng xấu.

 - Đừng nói quá nhiều về bản thân mà hãy dẫn vào phần nói về cuộc sống nghệ nghiệp của bạn.

 Ví dụ: “I ventured out west because marketing is my passion, and I saw so many opportunities in Silicon Valley. I’d love to tell you about some of the strengths I’d bring to this position.”

 (Tôi mạo hiểm để đi đến phương tây bởi vì marketing là đam mê của tôi, và tôi thấy được rất nhiều cơ hội ở thung lũng Valley. Tôi rất muốn nói về những thế mạnh mà tôi sẽ mang đến cho vị trí này.”

- Nhưng đừng quá lạm dụng những điều về thế mạnh của mình. Trước cuộc phỏng vấn, hãy xem xét 3 – 4 tính cách hay kĩ năng cá nhân mà bạn tin rằng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao. Nói về chúng một cách ngắn gọn và đầy đủ. ((Hãy nhớ rằng người phỏng vấn luôn có thể đặt thêm câu hỏi nếu một trong những điểm mạnh của bạn làm họ cảm thấy ấn tượng.)

 Hãy lựa chọn thế mạnh phù hợp với công việc bạn ứng tuyển (Nguồn: crossfitfactorysquare)

Ví dụ: “I enjoy networking. I attended three professional conferences last year, and not only did I get valuable insights, but I also connected with some solid new leads.

Good communication is important to me, so I’m always sharpening my writing skills. I wrote my company’s top-performing blog article last quarter.”

(Tôi thích kết nối với mọi người. Tôi đã tham gia 3 cuộc hội thảo chuyên nghiệp vào năm ngoái, và không chỉ có được những hiểu biết có giá trị mà tôi còn kết nối được với một số khách hàng tiềm năng mới.

Giao tiếp tốt rất quan trọng với tôi, vì thế tôi luôn rèn luyện kĩ năng viết của mình. Tôi đã viết bài báo về hoạt động hàng đầu của công ty trong quý cuối cùng của mình.)

Mẹo cho bạn: Bạn sẽ có lợi thế nếu như bạn nắm trước được những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Nếu bạn đã sử dụng những mục từ khóa để tạo CV, hãy áp dụng nó vào sự hiểu biết của mình khi nói về các chủ đề mà bạn nên tập trung trong cuộc phỏng vấn.

5. Chuẩn bị để “chịu trách nhiệm” cho cuộc phỏng vấn

 Những người phỏng vấn có thể ở những vị trí quyền lực, nhưng điều đó không có nghĩa là hầu hết họ đều giỏi trong việc phỏng vấn. Trên thực thức thì nhiều người phỏng vấn gặp khó khăn với nó. Họ đánh giá quá cao trực giác của họ về bạn và đưa ra những phán đoán quá nhanh.  Họ có thể đánh giá quá cao những thứ như bạn nói rõ ràng như thế nào, sự quyết đoán của bạn ra sao, và thậm chí cả chuyên môn của bạn mà không thực sự hỏi những câu hỏi sẽ xác định bạn phù hợp với vị trí đó hay không.

 Nếu người phỏng vấn không đặt câu hỏi đúng và đánh giá bạn theo cái cách mà bạn có thể hiện các góc độ tốt nhất của mình, hãy chuẩn bị bước vào và thể hiện những điểm mạnh của bạn.

 Chuẩn bị là chìa khóa để bạn thành công trong buổi phỏng vấn. Dành thời gian luyện tập các câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Hãy suy nghĩ tích cực, nở nụ cười và cố gắng thư giãn. Bạn sẽ thành công!

Xem thêm: các dạng so sánh trong tiếng anh

 

Tin đăng cùng chuyên mục