Trang nhất » Rao vặt » Tuyển sinh - đào tạo

TÌM KIẾM
Tuyển sinh - đào tạo

10 vạn câu hỏi vì sao xoay quanh kiến thức vật lý lớp 8 kỳ 2 Nhiệt học

Thông tin mua bán
Mã tin
V100972
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
15/06/2017
Hết hạn
15/06/2018
Xem :
268
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Hoàng Mai » Hà Nội
Loại tin đăng
Cần tuyển
Họ tên
Lê Hà
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

 

Ở kỳ trước, gia sư Ngọc Bình đã tổng hợp và đưa lại cho các em học sinh nội dung kiến thức cơ học nằm trong trong chương trình kiến thức Vật lý lớp 8.  Bài viết này tiếp nối những mảng kiến thức kỳ trước, kỳ này tập trung vào các kiến thức tổng hợp liên quan tới chương II : Nhiệt học.  Đây cũng là tất cả tâm huyết mà các gia sư môn Vật lý, gia sư khối A,A1, gia sư khối trung học cơ sở đã dày công  tổng hợp và tóm tắt để chia sẻ cùng các bạn học sinh có mong muốn học tập tốt hơn ở bộ môn này.

1. Cơ năng là gì?

Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.

Đơn vị của cơ năng là Jun (J)

2. Thế năng:

Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.

Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

Chú ý: Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0. (thường chọn mặt đất làm mốc).

3. Động năng:

Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

Vật có khối lượng càng lớn và  chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng 0.

Chú ý: Thế năng và động năng là 2 dạng của cơ năng.

Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.

4. Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng:

Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.

5. Sự bảo toàn cơ năng:

Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

6. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

7. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử:

Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hốn độn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brao.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Đó là cách nói ngược, thực ra ta cần hiểu là: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

8. Hiện tượng khuếch tán:

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

9. Nhiệt năng là gì?

   Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

10. Các cách làm thay đổi nhiệt năng:

Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:

Thực hiện công.

Truyền nhiệt.

11. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay  mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.

12. Nhiệt dung riêng

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C (1K).

Ký hiệu: c, đơn vị J/kg.K

13. Công thức tính nhiệt lượng

Công thức tính nhiệt lượng thu vào:

   Qthu = m.c.(t2 – t1)

Trong đó m: khối lượng của vật (kg)

               t2: nhiệt độ cuối của vật (0C)

               t1:  nhiệt độ đầu của vật (0C)

                c: nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)

               Q: nhiệt lượng thu vào của vật (J)

14. Nguyên lý truyền nhiệt

Khi có 2 vật truyền nhiệt cho nhau thì:

Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.

Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.

15. Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu.

16. Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác

Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng

Các dạng của cơ năng: động năng và thế năng có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.

Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”.

17. Động cơ nhiệt là gì?

Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tóm tắt lý thuyết và phương pháp làm bài ở chương Nhiệt học – vật lý 8. Từ 2 bài viết về cơ học, nhiệt học, chắc hẳn các em học sinh đã có cho mình được một bảng tổng hợp kiến thức đầy đủ về vật lý lớp 8 phục vụ việc học và làm bài tập.

Nếu các em học sinh tiếp tục có những thắc mắc, những mong muốn về kiến thức hoặc phương pháp học tập nào, có thể phản hồi với trung tâm để các gia sư hàng đầu các môn, các khối của trung tâm làm việc và đưa ra các gợi ý hay ho tương tự cho việc học của các em.

Chúng tôi – những gia sư lâu năm trong nghề giáo dục luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức tới các em học sinh. Điều này trước hết giúp cho gia sư Ngọc Bình củng cố thêm vị trí, uy tín trong lòng các quý phụ huynh và các em học sinh khi chọn lựa dịch vụ gia sư tốt của trung tâm.  Hơn thế,  chia sẻ kiến thức, cách học chính là mục tiêu mà tất cả những gia sư lâu năm, kinh nghiệm cao và năng lực tốt của trung tâm muốn hướng tới.

Điện thoại:0976.584.277 cô Hà

Nguồn:http://giasungocbinh.com/10-van-cau-hoi-vi-sao-xoay-quanh-kien-thuc-vat-ly-lop-8-ky-2-nhiet-hoc

Tin đăng cùng chuyên mục