Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Những bí quyết giúp doanh nghiệp thành công trong kinh doanh

Thông tin mua bán
Mã tin
V361391
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
22/04/2020
Hết hạn
22/04/2021
Xem :
188
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Thủ Đức » TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
Trần Mỹ Linh
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Để làm một doanh nhân thành công bạn cần có một con đường của riêng mình. Tuy nhiên không thể vì thế mà ngừng học hỏi kinh nghiệm, kiến thức cũng là một trong những yếu tố đưa bạn đến gần với thành công. Hãy cùng chúng tôi khám phá những yếu tố dẫn đến thành công của một doanh nghiệp ngay sau đây.

 

1. Tập trung vào khách hàng mục tiêu

 

 

Tập trung vào khách hàng mục tiêu và thỏa mãn họ chính là kim chỉ nam của các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm và dịch vụ của mỗi công ty được tạo ra nhằm giải quyết một nhu cầu của thị trường, hay một nhóm khách hàng. Đó có thể là giải quyết vấn đề của khách hàng hay làm tăng thêm giá trị cho họ.

 

Để đạt được các mục tiêu quan trọng này, các doanh nghiệp cần tạo ra và cung cấp những giá trị luôn được cải thiện, nâng cao cho khách hàng của mình. Giá trị là chất lượng có liên quan đến giá cả. Người tiêu dùng về lâu dài không chỉ dựa duy nhất vào giá cả để mua hàng hóa dịch vụ. Họ so sánh tổng thể cả gói sản phẩm và dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp, đôi khi được gọi là gói lợi ích. Gói lợi ích của khách hàng ảnh hưởng đến nhận thức về chất lượng và bao gồm: các sản phẩm vật chất và mặt chất lượng của nó, hỗ trợ trước khi bán hàng, chẳng hạn như dễ đặt hàng, nhanh chóng về thời gian, việc phân phối chính xác và hỗ trợ sau khi bán, chẳng hạn như lĩnh vực dịch vụ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật.

 

>> Cách triển khai hệ thống quản lý chất lượng Iượng ISO 9001 hiệu quả.

 

2. Chú trọng khâu chăm sóc khách hàng

 

Trước đây, khi mà nền kinh tế thị trường còn chưa phát triển thì yếu tố sản phẩm và giá thường được đặt lên hàng đầu. Khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn. Ngày nay, khi mà cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì khách hàng dần trở thành trung tâm thay thế sản phẩm và giá thành.

 

Hay khi sản phẩm và dịch vụ của bạn có mức giá ngang bằng với đối thủ cạnh tranh, Khách hàng sẽ chú ý đến các yếu tố như hậu mãi, chăm sóc sau khi mua, chính sách bảo hành hay đổi trả.

 

Chính vì những lý do trên mà vai trò của chăm sóc khách hàng ngày một quan trọng. Và đứng trên tư cách của một nhà quản lý, người chủ doanh nghiệp thì ngoài việc tối ưu sản phẩm bạn còn cần lưu ý tới tầm quan trọng của chăm sóc khách hàng.

 

2. Nắm bắt thị hiếu, trào lưu

 

Kinh doanh theo trào lưu là tung ra sản phẩm mà nhiều người cần, quan tâm. Điều này giúp tiết kiệm chi phí quảng bá do người mua sẽ tự tìm tới sản phẩm.

 

Đương nhiên, nhiều nhà kinh doanh sẽ chú ý tới miếng mồi béo bở. Họ đổ xô bán hàng theo trào lưu, dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu. Hơn nữa, trào lưu chỉ tồn tại một thời gian để nhường chỗ cho trào lưu mới

Chính vì vậy,  nhà quản trị cần nắm bắt nhanh chóng, làm người đón đầu trào lưu, chỉ như vậy cơ hội cạnh tranh mới cao. Tuy nhiên các nhà quản trị cũng cần tránh việc đi theo các trào lưu mang yếu tố nhất thời, ngắn hạn vì như vậy rất dễ khiến cho doanh nghiệp thua lỗ do đầu tư chưa kịp thu lời thì trào lưu đã kết thúc.

 

4. Tạo ra sự khác biệt

 

Trong một thế giới quá nhiều thông tin, để được khách hàng nghe tới, nhìn thấy bạn cần có sự khác biệt.

Việc đầu tiên bạn cần làm đó là đánh giá lại  doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Xem doanh nghiệp của bạn đang tạo ra giá trị gì cho xã hội (sứ mệnh, mission), muốn trở thành ai trong xã hội (tầm nhìn, vision), và để trở thành ai đó thì đã vạch đường đi như thế nào (chiến lược, strategy). Khi chưa hiểu về bản thân của mình thì sao có thể nói đến chuyện khác biệt.

 

Việc tiếp theo chính là nạn cần biết rõ khách hàng của bạn là ai, họ có vấn đề gì, họ đang cần gì và tại sao lâu nay họ lại lắng nghe đối thủ của bạn. Bạn cũng cần biết đối thủ của bạn đang làm gì và làm như thế nào. Trước khi nói về các chiến lược khác biệt hóa của Marketing mix hãy thực hiện Rearch/nghiên cứu về những gì khách hàng cần, những thứ đối thủ đang làm, từ đó lập ra “Insight” của riêng bạn để được khách hàng “nghe thấy”

 

>> Quy trình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 trong doanh nghiệp chuẩn nhất

 

5. Thiết lập hệ thống quản lý đúng ngay từ đầu

 

Xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tốt sẽ cho phép doanh nghiệp hoạt động như một cỗ máy trơn tru, đồng thời giúp ổn định tổ chức, sắp xếp hợp lý hơn, năng suất cao hơn và cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận hơn.

 

Khi mà đại bộ phận doanh nghiệp vận hành trôi chảy mà không cần quả nhiều sự giám sát đốc thúc, nhà quản lý có thể trút bớt gánh nặng công việc và yên tâm xây dựng các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Hệ thống quản lý sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của nhà quản trị trong quá trình hoặt động của doanh nghiệp.

 

Con đường kinh doanh không bao giờ là dễ dàng với mọi người. Mong rằng qua bài viết trên có thể giúp bạn xác định rõ hơn về con đường của danh nghiệp, những gì cần làm để đưa doanh nghiệp của bạn đến đích. Để biết thêm thông tin chi tiết về hệ thống quản lý chất lượng vui lòng truy cập http://lavan.com.vn

 

Tin đăng cùng chuyên mục