Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » PR - Tổ chức sự kiện

TÌM KIẾM
PR - Tổ chức sự kiện

Những điều kiêng kị trong phong tục cưới hỏi truyền thống

Thông tin mua bán
Mã tin
V073046
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
25/05/2016
Hết hạn
25/05/2017
Xem :
416
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Thủ Đức » TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
le duc tuan
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết
Các cụ ta có câu: “Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành”, trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam có một số điều nên kiêng kị, tránh làm sau:
 
 
1. Kiêng cưới hỏi vào ngày, giờ xấu: Những ngày, giờ xấu sẽ được coi là không may mắn, suôn sẻ cho đôi vợ chồng mới cưới. Vì vậy thường thì nhà trai sẽ đưa ra “ngày lành tháng tốt” khi đã trao đổi với nhà gái để cho mọi việc được thuận vợ, thuận chồng, con cháu sau này thuận lợi, hanh thông.
 
Xem thêm:
 
 
2. Kiêng kị việc cưới hỏi trong khi nhà có tang sự, vì vậy phong tục cưới hỏi Việt Nam có những đám cưới “chạy tang” khi nhà có người sắp qua đời, hai bên nhà cô dâu, chú rể sẽ tiến hành nghi thức cưới hỏi diễn ra thật nhanh, có khi chỉ mời trong giới hạn phạm vị nội bộ gia đình.
 
3. Kiêng mẹ chồng đón con dâu:  Để tránh cho quan hệ mẹ chồng nàng dâu sau này mâu thuẫn thì quan niệm của người Việt là mẹ chồng không đi đón nàng dâu mà thay vào đó sẽ nhờ người thân thiết trong gia đình: cô, dì, bác gái đi đón dâu, người được chọn là người thân thiết với gia đình và có cuộc sống hôn nhân hòa thuận, hạnh phúc.
 
4. Kiêng những người có cuộc hôn nhân không may mắn thuận lợi đi đón dâu: Với phong tục cưới hỏi của người Việt thì những người có cuộc hôn nhân không may mắn như: ly hôn, góa vợ hoặc chồng, người kết hôn mà liên tục ở xa nhau… sẽ không được đi đón dâu để tránh cho cô dâu, chú rể sau này gặp những điều không may mắn trong hôn nhân như những người này.
 
5. Nghi thức cưới hỏi Việt Nam là cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón cô dâura chào họ hàng.Phong tục cưới hỏi của người Việt quan niệm cô dâu xuất hiện trước họ nhà trai trước khi chú rể vào đón sẽ mất duyên và không được coi trọng sau này.
 
6. Mẹ đẻ không được đưa cô dâu về nhà chồng: Thay vào đó người đưa cô dâu về nhà chồng sẽ là bố cô dâu, cùng anh chị em họ hàng và bạn bè thân thiết.
 
7. Kiêng cô dâu không được ngoái lại nhà mẹ đẻ, khóc trong ngày cưới: Nhiều người quan niệm rằng không được làm như vậy để cô dâu khi về nhà chồng sẽ chuyên tâm quán xuyến, lo toan việc gia đình nhà chồng mà không còn lưu luyến việc bên nhà đẻ nữa.
 
8. Mang theo tiền lẻ, gạo muối rải dọc đường: Trước khi lên đường sang nhà chú rể thì cô dâu được người nhà chuẩn bị cài 9 cái kim vào gấu váy để giải trừ những điều xui xẻo và mang theo tiền kẻ, gạo muối cô dâu sẽ rải dọc đường khi qua ngã 3, ngã 5, ngã 7, qua sông, qua cầu, qua phà như tiền cúng lộ phí để cầu sự may mắn, suôn sẻ, giàu sang sau này của hai vợ chồng.
 
9. Kiêng mẹ chồng chạm mặt con dâu khi rước dâu về nhà: thời xưa thì mẹ chồng sẽ cầm bình vôi (được quan niệm là bà chúa trong nhà, chỉ quyền lực của người phụ nữ trong gia đình) sang nhà hàng xóm lánh tạm, với ý nghĩa giao mọi việc trong gia đình cho con dâu quán xuyến nhưng vẫn do mẹ chồng quản lí. Ngày nay, mẹ chồng có thể thay thế bằng cầm chùm chìa khóa – chỉ sự quán xuyến trong gia đình.
 
Tin đăng cùng chuyên mục