Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Y tế

TÌM KIẾM
Y tế

Suy thận và những nguyên nhân bạn chưa biết?

Thông tin mua bán
Mã tin
V125477
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
09/12/2017
Hết hạn
09/12/2018
Xem :
347
Danh mục đăng tin
Nơi rao
TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
Lã Thị Trang
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết
Suy thận thường bắt nguồn từ hai căn nguyên chính sau: Viêm cầu thận cấp và cao huyết áp (áp lực máu quá cao gây hư hại cầu thận). Ngoài ra, còn có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân bệnh suy thận từ bài viết sau.
 
Suy thận là bệnh gì?
 
Theo các chuyên gia, thận là một tạng kép, nằm sau phúc mạc, có chức năng rất quan trọng đối với cơ thể người. Thận lọc các chất độc sau quá trình chuyển hóa của cơ thể và đào thải nước, giữ cân bằng axít, muối, nội môi, các chất ion trong cơ thể, điều hòa kiểm soát huyết áp…
 
Suy thận có thể xảy ra đột ngột, gọi là suy thận cấp hoặc diễn tiến từ từ, tức suy thận mạn.
 
Suy thận cấp: Chức năng thận có thể hồi phục được.
 
Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận suy giảm dần và không hồi phục được. Có 5 mức độ suy thận và khi đến mức độ 5, người bệnh phải được chỉ định điều trị thay thế thận như: Thẩm phân phúc mạc, chạy thận, ghép thận. Lúc này, cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ cho chức năng thận thì cơ thể mới sống được.
 
Những thói quen sống thiếu khoa học và chế độ ăn uống không hợp lý có thể khiến thận suy giảm chức năng:
– Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thận.
 
– Uống nước ngọt và nước có ga sẽ khiến nồng độ pH trong cơ thể bị thay đổi, mà thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể. Nên khi uống các loại nước trên trong thời gian dài và liên tục sẽ tạo gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất hư hại thận.
 
– Bánh mỳ ngọt chứa nhiều chất phụ gia để làm bánh mềm và thơm ngon hơn. Nhưng những chất này sẽ tác động xấu cho hệ thần kinh trung ương, máu và thận.
 
– Lạm dụng muối: chế độ ăn mặn với quá nhiều muối dễ gây ra huyết áp cao. Khiến lượng máu trong thận khó lưu thông ổn định, dẫn đến những tổn hại cho sức khỏe của thận.
 
– Uống nước ít sẽ làm giảm lượng nước tiểu nghĩa là các chất thải và độc tố trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các bệnh lâm sàng thường thấy như sỏi thận và thận ứ nước.
 
Nguyên nhân bệnh lý gây suy thận
 
– Về nguyên nhân bệnh lý có hai nguyên nhân chính gây ra suy thận,  đó là viêm cầu thận cấp và tăng huyết áp kéo dài hoặc huyết áp quá cao làm cho áp lực máu quá mạnh gây phá hủy cầu thận dẫn đến suy thận.
 
– Tiểu đường cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng về thận, suy thận càng cao.
 
– Nguyên nhân bệnh lý ở đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, ứ nước bể thận, viêm thận – bể thận hoặc dị dạng đường tiết niệu cũng gây suy thận.
 
– Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận như viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A, nhiễm trùng nặng bởi các vi khuẩn có độc lực cao gây sốc nhiễm trùng và gây viêm thận cấp dẫn đến suy thận.
 
– Một số thuốc điều trị có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp như thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc và hóa chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc Đông y không rõ nguồn gốc…).
 
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến căn bệnh suy thận mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn. Riêng đối với bệnh nhân suy thận, các bạn cần phải nắm rõ 6 điều tuyệt đối không nên làm khi mắc bệnh suy thận nhé. 
 
Chúc bạn sức khỏe!
Tin đăng cùng chuyên mục