Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Y tế

TÌM KIẾM
Y tế

Viêm phế quản và cách phòng ngừa bệnh

Thông tin mua bán
Mã tin
V131379
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
12/01/2018
Hết hạn
12/01/2019
Xem :
370
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Quận 3 » TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
Lã Thị Trang
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết
Viêm phế quản là căn bệnh khá phổ biến nên đang nhận được sự quan tâm của không ít. Triệu chứng cũng như là cách phòng ngừa luôn là mối quan tâm của rất nhiều người để có thể điều trị kịp thời. Vậy để có được những thông tin hữu ích về căn bệnh này thì các bạn hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!
 
Viêm phế quản là căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới xuất phát từ viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm họng, cúm, ho gà, viêm xoang,…Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người thường xuyên hút và hít phải khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm là các đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản cao nhất.
 
Triệu chứng bệnh viêm phế quản
 
Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ và người trưởng thành có thói quen hút nhiều thuốc lá hay sống trong môi trường ô nhiễm thường mắc phải căn bệnh này nhất. Bệnh chia thành: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Thông thường, khi mắc viêm phế quản thường có những triệu chứng sau:
 
- Ho thường là ho có đờm: màu trắng trong, hoặc xám, xanh, vàng,…
- Sốt và cảm giác ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi kèm theo hiện tượng tức ngực.
- Người bệnh khó thở, thở khò khè.
- Đối với viêm phế quản mãn tính thường gặp ở đối tượng người hút thuốc lá nhiều, các cơn viêm phế quản cấp tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thông thường, nếu triệu chứng ho kéo dài mỗi ngày ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp thì lúc này đã chuyển qua giai đoạn mãn tính khó chữa, có thể dẫn đến ung thư phổi.
- Đặc biệt đối với trẻ em, trẻ sơ sinh, khi chưa thể diễn đạt bằng lời thì cha mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu chẩn đoán viêm phế quản là: triệu chứng ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần, trẻ ban đêm khó thở, thở khò khè có thể nghe tiếng thở ran rít, bỏ bú, nôn trớ,… Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sùi bọt mép, thở khó, sắc mặt tím tái,…cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất vì lúc này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
 
Cách đối phó với bệnh viêm phế quản
 
Viêm phế quản thường do virus gây ra, việc dùng kháng sinh hầu như không đem lại hiệu quả. Chỉ cần điều trị tích cực bằng chế độ chăm sóc thì sau vài ngày bệnh thường sẽ tự khỏi. Bạn cần:
 
- Điều quan trọng đầu tiên khi bị viêm phế quản đó là uống nhiều nước để làm loãng dịch nhày nhắm tống đờm ra dễ dàng hơn. Nên uống trên 2 lít nước mỗi ngày.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt cổ họng, tay chân nếu là vào mùa đông. giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định trung bình khoảng 24-26 độ C.
- Hạ sốt nhanh bằng cách mặc áo quần thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi. Có thể sử dụng acetaminophen hay ibuprofen đúng liều dùng nếu bị sốt cao.
- Tránh xa khói thuốc, những người có thói quen dùng chúng phải từ bỏ ngay nếu muốn việc điều trị mang lại  kết quả.
- Thực phẩm tốt cho người bệnh là thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt: có thể dùng cháo hành, cháo hạnh nhân sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị.
 
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả nhất
 
- Giữ gìn, bảo vệ đường thở cẩn thận đặc biệt nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất. Giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
- Hạn chế tối đa việc hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác, tránh các tác nhân gây dị ứng khác như: lông chó mèo, phấn hoa,…
- Điều trị kịp thời và triệt để các căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, bởi chúng là tác nhân gây bệnh chủ yếu.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, chống đỡ với bệnh tật.
 
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về căn bệnh viêm phế quản và cách điều trị bệnh. Nhưng đối tượng nào dễ mắc viêm phế quản? Câu trả lời nằm tại đây các bạn nhé. 
Tin đăng cùng chuyên mục