Trang nhất » Rao vặt » Bất động sản

TÌM KIẾM
Bất động sản

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy photocopy

Thông tin mua bán
Mã tin
V242370
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
04/01/2019
Hết hạn
04/01/2020
Xem :
318
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Tp. Hưng Yên » Hưng Yên
Loại tin đăng
Cần mua
Họ tên
minh le
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết
Lô ép là một trục tròn bằng vật liệu đàn hồi (thường làm bằng cao su) có nhiệm vụ ép dính mực sau khi đã nóng chảy lên trên bề mặt giấy. Lô ép được đặt song song với lô sấy, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lô sấy. Trong quá trình chụp, hai lô này quay ngược chiều nhau. Do vậy, nếu một trong hai lô này bị phồng lên hay sứt mẻ thì lô còn lại cũng bị ảnh hưởng nếu không được khắc phục sớm.
 
1.6. Cao áp.
 
Cao áp là bộ phận có nhiệm vụ sinh ra từ trường lớn để hút các bộ phận khác hay làm cho các bộ phận khác nhiễm điện.
 
Các loại cao áp trong máy Photocopy là :
 
 
– Cao áp nạp : nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt trống.
 
– Cao áp hút : hút mực từ trống xuống bề mặt giấy.
 
– Cao áp tách : tách giấy ra khỏi bề mặt trống.
 
1.7. Các bộ phận khác.
 
 
Trong máy Photocopy còn có hàng loạt các bộ phận khác như Sensor, cò tách giấy, các bánh răng, hệ thống gương, đèn quét, cuộn hút … đảm nhận các vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động của máy.
 
2.1. Nạp điện tích (Drum Charge).
 
Trong bóng tối, bộ phận cao áp nạp nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt trống. Điện tích trên bề mặt trống được duy trì bởi lớp quang dẫn phủ trên bề mặt trống có khả năng lưu được điện tích cao trong bóng tối.
 
2.2. Lộ sáng (Expuse).
 
Hình ảnh của bản gốc được phản chiếu đến trống qua hệ thống gương và thấu kính. Điện tích đã được nạp trên bề mặt trống bị xoá tương ứng bởi cường độ mạnh của ánh sáng phản xạ, bằng cách này hình ảnh bản gốc được in trên bề mặt trống dạng âm bản (không quan sát bằng mắt thường được).
 
2.3. Xoá vùng (Eraser).
 
Ánh sáng từ đèn xoá vùng chiếu xuống vùng điện tích được nạp trên bề mặt trống mà không sử dụng cho hình ảnh copy. Điện tích của bề mặt trống trong vùng chiếu sáng sẽ bị giảm và lực hút tĩnh điện trong vùng đó bị tiêu tan. Đèn xóa vùng còn làm nhiệm vụ xóa trong các chức năng xóa gáy, xóa mép, xóa cỡ giấy.
 
2.4. Hiện ảnh (Developement).
 
Mực mang điện tích dương (điện tích dương được hình thành bởi sự ma sát giữa từ và mực) sẽ bị từ (mang điện tích âm) hút và đưa đến sát bề mặt trống. Vùng điện tích âm trên trống hút mực (do sự trái dấu của các điện tích) đồng thời đẩy từ quay trở lại (do sự cùng dấu của các điện tích) và do lực hút tĩnh điện của trống lớn hơn của từ. Hình ảnh bản gốc đã hiện rõ trên bề mặt trống có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
 
2.5. Hút ảnh (Image Transfer).
 
Giấy được cuốn đến sát bề mặt trống tương ứng vị trí của giấy và hình ảnh trên trống. Cao áp hút có điện thế âm sẽ hút mực từ trên trống rơi xuống bề mặt giấy do lực hút tĩnh điện của cao áp hút lớn hơn lực hút tĩnh điện của trống.
 
2.6. Tách giấy (Separate).
 
Cao áp tách (cao áp xoay chiều) ở dưới giấy vừa làm giảm điện tích trên tờ giấy vừa phá huỷ lực hút tĩnh điện giữa trống và giấy. Sau đó, phần đầu giấy được tách ra khỏi trống và được các cò tách giấy giúp tách giấy dễ dàng ra khỏi bề mặt trống.
 
2.7 Làm sạch (Cleaning).
 
Thanh gạt mực sẽ bóc mực còn sót lại trên bề mặt trống mà không được hút hết xuống giấy và gạt sạch mực vào hộp mực thải. Có một số Model, hộp chứa mực thải có bộ phận cơ khí guồng mực quay trở lại hộp cấp mực, hộp mực gần như được sử dụng 100% mà không bị lãng phí.
 
2.8. Xoá điện tích (Quenching).
 
Ánh sáng từ đèn xoá sẽ xoá trung hoà điện tích trên bề mặt trống, hoàn thành một chu kỳ chụp.
 
2.9. Định ảnh (Image Fix).
 
Lô sấy làm mực nóng chảy và lô ép sẽ ép mực dính chặt vào giấy.
Tin đăng cùng chuyên mục