Trang nhất » Rao vặt » Tuyển sinh - đào tạo » Đào tạo

TÌM KIẾM
Đào tạo

Liều thuốc khỏe re cho việc học tiếng Anh như xe bò kéo

Thông tin mua bán
Mã tin
V116994
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
17/10/2017
Hết hạn
17/10/2018
Xem :
448
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Đống Đa » Hà Nội
Loại tin đăng
Cần tuyển
Họ tên
Vũ Minh
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

 

Nói đến học tiếng Anh, có lẽ các bạn sẽ nghĩ ngay đến câu hỏi to oạch: “Làm sao để nuốt hết mớ từ vựng mà không để trôi theo dòng thời gian?” hay thắc mắc rõ là đã nhớ từ rồi mà đến lúc cần dùng lại chẳng biết đi đâu mất. Tất cả những “bệnh” này đều sẽ được chữa trong 7 “liều thuốc” sau đây của Blueup nhé, các bạn sẵn sàng khám phá chưa nào?

Xem thêm: cách sử dụng used to

1. Học tiếng Anh bằng hình ảnh, âm thanh

Triệu chứng: nhớ từ này xọ qua từ kia, nhìn thấy từ nào có xu hướng dài là lại không thể học thuộc được; muốn nâng cao kỹ năng nghe mà cứ cắm tai nghe 1, 2 bài Listening là lăn ra ngủ khò

Chẩn đoán: tài liệu toàn chữ nên học một hồi bị bão hòa, lại còn nâng cao kỹ năng cho bản thân theo style “bạo lực”

Phương thuốc: Theo nghiên cứu, khả năng tiếp nhận thông tin của não bộ với hình ảnh so với ngôn từ cao hơn gấp 25 lần, nên qua liên tưởng và gợi nhớ dựa vào hình ảnh đã học với từ, bạn sẽ thuộc từ nhanh hơn, chưa kể nhớ từ lâu hơn nữa chứ. Chưa hết, vì sao không “hô biến” sở thích thành cách học tiếng Anh đầy hiệu quả? Vừa nhẩm theo giai điệu bài hát tiếng Anh ưa thích, vừa luyện nghe, vừa học thêm từ – ôi cuộc đời còn gì đẹp hơn thế 

2. Học từ vựng theo chủ đề

Triệu chứng: học từ mới là quên từ cũ, xui hơn là nhầm nghĩa với nhau. Tai hại lắm lắm a…

Chẩn đoán: học tràn lan từ vựng không đồng nhất về chủ đề, không có hệ thống nên từ “rủ nhau đi chơi quên về”

Phương thuốc: học từ vựng theo chủ đề giúp nhớ từ theo hệ thống hẳn hoi, chưa kể còn có thể từ chủ đề này liên đới các chủ đề khác => Cực kỳ thuận lợi cho 2 kỹ năng cần phản xạ cao là Speaking và Writing. Đừng nghĩ chỉ giao tiếp mới có chủ đề nha, các từ chuyên ngành tưởng chừng khó nhằn cũng hóa dễ thương nhờ cách học theo chủ đề này đó

3. Học từ vựng gia đình của những từ vựng gốc

Triệu chứng: các bạn học sinh lớp 8 trở lên “tiêu tùng” phần word form; không hiểu được vì sao trong bài Writing thì đọc thấy nghĩa rõ ràng hợp lí mà lại bị bảo sai ngữ pháp?? Hoặc không hiểu được “Beauty”, “Beautify” và “Beautiful” thì khác nhau chỗ nào???

Chẩn đoán: chưa nắm được hay phân loại được từ gia đình của từ vựng

Phương thuốc: học từ mới xong nhớ học luôn “gia đình” – Danh từ là gì, Động từ là chi, Tính từ mặt mũi thế nào…? Từ đó rút ra vài quy luật cơ bản kiểu “Care” (V) là quan tâm, “Careful” (Adj): cẩn thận (= quan tâm nhiều) => “ful” = nhiều. Sau đó áp dụng với “Use (V – sử dụng) => “Useful”= sử dụng nhiều => hữu dụng, có ích 

Xem thêm: sach ngu phap tieng anh

4. Học những từ vựng liên quan cùng một ngữ cảnh hoặc từ đồng nghĩa nếu có

Triệu chứng: bài văn bị phê quá đơn giản, hoặc lặp từ quá nhiều; dù không sai gì thiệt nhưng…cũng buồn chứ bộ

Chẩn đoán: thiếu vốn từ, đặc biệt là các từ liên quan cùng một ngữ cảnh; không đủ vốn từ đồng nghĩa

Phương thuốc: đã có “gia đình” sẽ có “họ hàng”, học một từ nhớ học luôn các từ chung ngữ cảnh và từ đổng nghĩa nếu có. Ví dụ khi bạn học từ “lunch – bữa trưa”, bạn học luôn cả những từ liên quan như “bowl – cái chén, spoon – cái muỗng, cup of tea – tách trà”… Ích lợi là không chỉ làm bài văn đa dạng hay sinh động hơn, bài văn của chúng ta sẽ né được lỗi chết người Blueup đã đề cập ở trên là lặp từ. Người chấm vui 1 mình vui 10, chịu khó tí mà thu lại được quá trời phải không hè?  

 5. Lưu từ vựng đã học vào sổ tay, Flashcard tự tạo

Triệu chứng: dễ quên từ đã học; lúc chờ bus chán như con gián nhưng lại không mang theo gì cả; đang đi chơi thấy có từ hay hay muốn lưu lại mà không được, qua hôm sau quên mất tiêu

Chẩn đoán: học từ với tâm lí “nhìn và nói là thuộc”; cần có “đồ chơi” mang theo dọc đường để giết thời gian mà vẫn lưu lại từ đã học được

Phương thuốc: không chỉ để ôn lại những từ bạn đã học, sổ tay hay Flashcard sẽ cực kỳ hữu dụng khi bạn gặp một từ mới nào đó mà bạn thấy rất thú vị khi bạn đang đi trên đường, ngồi trên xe bus hay đang dạo chơi cùng bạn bè. “Trăm nhìn không bằng một nói, trăm nói không bằng một (ghi) chép”, đừng quên nha!

 6. Sử dụng từ vựng mới học trong cuộc sống hàng ngày

Triệu chứng: lúc đi thi rõ ràng cũng ngon lành như ai, ra đường gặp người nước ngoài hỏi đường thì đóng phim “sự im lặng của bầy cừu”

Chẩn đoán: học tiếng Anh chỉ chú trọng lí thuyết mà không có thực hành, áp dụng vào cuộc sống thực tế

Phương thuốc: sau khi đã ghi ra sổ, học một lần, nhiều lần,…bạn không nên để đó mà phải sử dụng nó ngay, tốt nhất nên sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhé. Ngoài ra tự đặt một câu tiếng anh có chứa từ vựng bạn đã học cũng là một cách giúp bạn nhớ từ lâu hơn nữa đó.

 7. Ôn từ vựng thường xuyên lặp đi lặp lại

Triệu chứng: sau khi đã áp dụng trăm phương ngàn kế để nhớ từ, vẫn…quên Chẩn đoán: xem học từ vựng là “mỗi ngày là một niềm vui” là tốt, nhưng không ôn lại mà cứ tung tăng cùng các niềm vui mới là sau cùng không nhớ gì hết. Từ mới, từ gia đình, từ đồng nghĩa, phát âm… càng nhiều kiến thức càng cần ôn tập mỗi ngày!

Phương thuốc: Ôn luyện bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào bạn có thể. Lặp đi lặp lại các bước trên với các từ vựng bạn đã học, như vậy sẽ giúp bạn nhớ từ vựng rất lâu và trở thành phản xạ mỗi khi bạn gặp từ vựng, hay ngữ cảnh đối thoại từ vựng đó.

Trên đây là 7 cách học tiếng Anh hiệu quả mà Blueup đã “đúc rút” ra được, các bạn tham khảo mình “bệnh” gì để uống cho đúng “thuốc” nha. Và bật mí bí mật khủng khiếp phút chót: TOÀN BỘ 7 “liều thuốc” này đều có chỉ trong 1 giải pháp: Flashcard Blueup. Còn chờ gì nữa mà không mua thuốc ngay và luôn!!! 

Xem thêm: các dạng so sánh trong tiếng anh

 

Tin đăng cùng chuyên mục