Trang nhất » Rao vặt » Việc làm » Dịch vụ lao động

TÌM KIẾM
Dịch vụ lao động

Kinh nghiệm phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật

Thông tin mua bán
Mã tin
V080675
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
10/08/2016
Hết hạn
10/08/2017
Xem :
319
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
Hoàng Ngọc Trung
Điện thoại
01658877099
Địa chỉ
Cầu Giấy - Hà Nội
Nội dung chi tiết

Phỏng vấn – bước quan trọng nhất để quyết định lao động có được nhận vào làm việc ở xí nghiệp, công ty hay không? Tất cả có thể được quyết định qua 30s đầu tiên khi lao động và chủ xí nghiệp, nghiệp đoàn gặp nhau. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách phỏng vấn của người Nhật một cách tỉ mỉ để lao động luôn tạo được ấn tượng với nghiệp đoàn Nhật.

 

Đầu tiên, chính là phong thái tự tin là chiếc chìa khóa vàng cho lao động xuất khẩu Nhật Bảnkhi tham gia phỏng vấn. Có rất nhiều lao động trước khi thi tuyển hay thiếu tự tin và lo lắng khi đối mặt với nghiệp đoàn Nhật. Khi chọn các đơn hàng, bên cạnh quá trình thi tay nghề thì phỏng vấn là yếu tố quyết định. Dưới đây là chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn với nghiệp đoàn Nhật, hy vọng sẽ hỗ trợ và giúp ích lao động tự tin khi phỏng vấn:

 

[IMG]

 

1. Trước khi vào phòng phỏng vấn lao động nên gõ cửa hai cái: Khi mở cửa vào thì lao động nên chào nghiệp đoàn Nhật là:

今日は![Tên bạn]と申します.どうぞよろしくお願いします.

(Konnichiwa! [Tên bạn] to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai shimasu).

Chào anh/chị! Tôi là X. Mong mọi người giúp đỡ.

 

2. Nếu muốn lịch sự hơn lao động có thể dùng là願いいたします“onegai itashimasu”.

Ở đây 申します (Moushimasu) là dạng khiêm nhường của 言います (Iimasu).

Trường hợp lao động đang ngồi đợi ở trong phòng thì lao động nên đứng lên chào.

 

3. Khi ra về: 失礼します (shitsurei shimasu): Tôi xin phép (ra về) (kanji: THẤT LỄ)

Hoặc lịch sự hơn 失礼いたします. (Shitsurei itashimasu.)

 

4. Sử dụng cách nói lịch sự, kính ngữ (tham khảo thêm phần khiêm nhường ngữ và kính ngữ)

Chú ý là trong cuộc phỏng vấn có thể người tuyển dụng sẽ sử dụng cách nói lịch sự, ví dụ:

– Ở đây なさいましたlà lịch sự củaしましたmà thôi.

Đôi khi dạng tôn kính cũng thường trùng với thể bị động, nên bạn có thể bị hỏi là:

– 今までどんなお仕事をなさいましたか?

Ima made donna oshigoto wo nasaimashita ka?

Cho tới giờ bạn đã làm công việc như thế nào?

– どうして弊社を選ばれますか? Doushite heisha wo erabaremasu ka?

Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Ở đây “erabareru” là dạng lịch sự (và trùng với dạng bị động) của “erabu” (lựa chọn).

 

5. Loa động cũng nên học các từ như :

– 御社 onsha: “Quý công ty” (cách bạn gọi công ty kia)

– 弊社 heisha (TỆ XÃ): “Công ty chúng tôi”,

hay 貴社 kisha (QUÝ XÃ): “Quý công ty”.

Lao động cần biết những từ liên quan về xin việc và tuyển dụng như:

– 応募 oubo: Ứng tuyển

– 雇用 koyou: Thuê nhân viên

– 採用 saiyou: Tuyển dụng, thuê

– 転職 tenshoku : Chuyển việc

– 履歴書 rirekisho: Sơ yếu lý lịch

– 募集 boshuu: Tuyển dụng

– 面接 mensetsu: Phỏng vấn

– 給料 kyuuryou: Lương

– 希望 kibou: Nguyện vọng

 

6. Nếu bạn không hiểu thì có thể hỏi lại, không nên trả lời bừa.

– XYZ towa nan desu ka.

– XYZとは何ですか

– XYZ nghĩa là gì ạ?

Ví dụ 「雇用」とは何ですか.

Hoặc là: 聞き取れませんでしたので,もう一度おっしゃっていただけますか? – Kikitoremasen deshita no de, mou ichido osshatte itadakemasu ka? – Vì tôi không nghe được nên anh/chị có thể nói lại lần nữa cho tôi được không ạ?

– おっしゃる (ossharu) là dạng tôn kính của 言う (iu). Hoặc có thể bạn nói là もう一度お話していただけますか (Mou ichido ohanashi shite itadakemasu ka) cho đơn giản cũng được.

 

7. Một số điều nhỏ cần lưu ý khác

– 印象(いんしょう): Tạo ấn tượng (ăn mặc, cử chỉ, lời nói). Trang phục phải phù hợp để đi làm, không nên mặc quần jean, áo thun. Khuôn mặt tươi cười. Sau khi đứng lên nên kéo ghế lại vị trí cũ.

– 時間(じかん)を守(まも)る: Khi đi phỏng vấn phải đến đúng giờ, trong trường hợp đến trễ hay không đến được thì phải gọi điện thoại xin lỗi và hẹn lại với nhà tuyển dụng.

– 誠実(せいじつ)、率直(そっちょく) Nên thành thật trả lời các câu hỏi.

– メモ Nên mang theo sổ tay ghi chú.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn bài viết: https://xuatkhaulaodongnhatban247.wordpress.com/

Tin đăng cùng chuyên mục