Trang nhất » Rao vặt » Việc làm » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Đau khớp gối sau chấn thương và những điều nên lưu ý

Thông tin mua bán
Mã tin
V352902
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
20/03/2020
Hết hạn
20/03/2021
Xem :
329
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
Cuong Nguyen
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết
Đau khớp gối sau chấn thương có thể là dấu hiệu của nhiều tổn thương nguy hiểm. Do đó, áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh mau lành, tránh được những biến chứng không mong muốn. Hãy tham khảo bài viết sau để biết cách chăm sóc khớp gối sau chấn thương.
 
Những thông tin cần biết về tình trạng đau khớp gối sau chấn thương
Những thông tin cần biết về tình trạng đau khớp gối sau chấn thương
I/ Đau khớp gối sau chấn thương bao gồm các tổn thương nào?
Chấn thương đầu gối có thể là do các tổn thương sau:
 
Đứt dây chằng chéo trước
Loại dây chằng này bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chày. Nó có tác dụng giữ cho mâm chày không trượt ra phía trước và xoay vào trong. Dây chằng chéo trước bị tổn thương thường xảy ra khi nhảy cao nhưng chân tiếp đất trong tư thế không được thuận lợi. Ngoài ra, khi cơ thể chuyển hướng đột ngột nhưng bàn chân lại giữ nguyên cũng là tư thế dễ gây đứt dây chằng chéo trước.
 
Có gần một nửa người bệnh tổn thương dây chằng có kèm những tổn thương khác như bong sụn khớp, rách sụn thêm… Ngoài tổn thương dây chằng chéo gối, nó có thể gây nên các tổn thương dây chằng của các khớp khác…Tổn thương dây chằng chéo trước có thể xảy ra với nhiều cấp độ, ở mỗi cấp độ khác nhau thì các triệu chứng cũng ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau.
 
Đứt dây chằng chéo sau
Dây chằng chéo sau có tác dụng giữ cho cho mâm chày không trượt ra phía sau và bị xoay ra ngoài. Nếu như tổn thương dây chằng đơn thuần chỉ chiếm khoảng 38% thì tình trạng tổn thương dây chằng chéo sau tổn kết hợp với những tổn thương khác lên đến 56%.
 
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về dây chằng chéo tại kênh Youtube Đứt dây chằng chéo trước của Phòng Khám Bonela ở đường link sau: https://www.youtube.com/channel/UCpw-Ga3x3BMe7LE2Xc7V6IA
 
Tổn thương dây chằng bên trong
Dây chằng bên trong bị tổn thương thường là do trong tư thế dạng cẳng chân quá mức.Tình trạng này hay liên quan đến cơ chế vặn xoắn, làm tổn thương một phần hoặc hoàn toàn dây chằng bên chày. Hệ quả là nó có thể khiến bong điểm bám đùi hoặc là điểm bám chày của dây chằng.
 
Tổn thương vặn xoắn khớp gối thường xuất hiện ở mặt trong khớp gối. Ở những người bị bệnh nặng, nó có thể khiến tràn dịch khớp gối. Với những người bị đứt hoàn toàn dây chằng sẽ được điều trị bằng phẫu thuật hoặc bó bột trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, khi dây chằng bị tổn thương lại gây nguy cơ kèm theo các thương tổn khác như: Tổn thương sụn chêm trong, vỡ mâm chày ngoài, tổn thương dây chằng chéo trước…
 
Dây chằng bên trong bị tổn thương có thể xảy ra khi chơi thể thao
Dây chằng bên trong bị tổn thương có thể xảy ra khi chơi thể thao
Tổn thương sụn chêm
Sụn chêm là một tấm sụn chắc chắn, có hình chữ C (sụn chêm trong) và hình chữ O (sụn chêm ngoài). Vị trí của nó nằm ở giữa hai mặt khớp xương đùi và xương chày. Loại sụn này có khả năng hấp thụ, phân phối lực tác động lên gối. Điều này làm cho gối được giữ vững hơn. Bên cạnh đó, sụn có thể chêm lấp đầy khe khớp, nó sẽ ngăn cản tình trạng màng hoạt dịch và bao khớp tràn vào khe khớp.
 
Đây được xem là tổn thương thường gặp nhất khi chơi thể thao. Ngoài ra, tai nạn giao thông cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tổn thương sụn chêm.
 
Tổn thương dây chằng bên ngoài
Loại tổn thương này thường hay đi kèm cùng với các tổn thương những cấu trúc xung quanh như giãn dải chậu chày hoặc gân cơ khoeo. Ngoài ra, chỏm xương mác có thể bong ở cực trên, đồng thời thần kinh mác chung có thể bị thương tổn. Việc điều trị tổn thương dây chằng bên ngoài cũng tương tự như điều trị đứt bán phần dây chằng bên trong. Tuy nhiên, khi đứt hoàn toàn dây chằng bên mác, cần phải phẫu thuật để điều trị.
 
Tổn thương sụn khớp
Phần sụn bao phủ đầu xương đùi và xương chày ở trong khớp được gọi là sụn khớp. Với đặc trưng là trơn nhẵn, chúng giúp cho khớp gối hoạt động được nhẹ nhàng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp chịu được sức nặng, làm giảm các chấn động tác động đến khớp. Một điều đáng nói là do sụn khớp không có mạch nuôi, không có đầu mút thần kinh nên khi bị tổn thương, chúng không có khả năng tự liền.
 
Nguyên nhân được cho gây tổn thương sụn khớp là do các tác nhân bên ngoài tác động vào. Chúng sẽ làm bong, vỡ sụn do gối xoay hoặc chịu sức nặng lớn, đột ngột. Những trường hợp bị vỡ những mảnh nặng lớn có thể tạo nên dị vật khớp, làm kẹt khớp. Tình trạng tổn thương sụn khớp kết hợp với tổn thương dây chằng chéo trước chiếm tới 20 – 70% các trường hợp bị lỏng gối mạn tính. Tương tự như tổn thương sụn chêm, loại tổn thương này cũng gây ra các triệu chứng như: Đau khi cử động, kẹt khớp, sưng khớp. có tiếng liên lục cục trong khớp.
 
II/ Đau khớp gối sau chấn thương cần làm gì?
Cần đi khám và điều trị sớm khi bị chấn thương khớp gối
Cần đi khám và điều trị sớm khi bị chấn thương khớp gối
Chấn thương khớp gối rất phổ biến. Vậy đau khớp gối sau chấn thương cần phải làm gì? Dưới đây là hướng xử lý khi không may gặp phải tình trạng này:
 
Xử lý ban đầu
Vì khi bị chấn thương, đầu gối sẽ bị sưng và đau nên việc cần làm trước tiên là phải bất động khớp gối bằng bột hoặc bằng nẹp. Sau đó, có thể dùng đá lạnh để chườm lên gối trong khoảng 2- 3 ngày đầu. Điều này sẽ làm cho các mạch máu tại vùng viêm co lại, giúp giảm sưng đau. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định để uống thuốc giảm đau, giảm sưng rồi nghỉ ngơi. Trong vòng 2 – 3 tuần đầu, gối cần phải được bất động. Nếu xảy ra tình trạng tràn máu dịch khớp thì bệnh nhân cũng cần phải bình tĩnh. Vì lúc này máu sẽ tự tiêu, không cần phải chọc hút máu trong khớp gối bởi nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp gối.
 
Điều trị bảo tồn
Những tổn thương không có khả năng tự liền như đứt dây chằng chéo, rách sụn chêm thì đa phần đều phải thực hiện phẫu thuật. Nhưng đối với những người bệnh lớn tuổi, người ít vận động thì có thể thực hiện điều trị bảo tồn. Lúc này, khớp gối sẽ được bất động bằng cách nẹp bột trong vòng 3 tuần. Sau đó, các bài tập chức năng sẽ được áp dụng để lấy lại biên độ khớp rồi tăng cường sức mạnh cho cơ, không để teo cơ.
 
Phẫu thuật
Phẫu thuật khớp thường được áp dụng khi gối không còn sưng nền, biên độ khớp khả dĩ. Ngày nay, việc thực hiện phẫu thuật để xử lý cá tổn thương dây chằng chéo đến sụn chêm đều được thực hiện bằng nội soi nên đem lại nhiều ưu điểm.
 
Biện pháp điều trị này sẽ được chỉ định trong những trường hợp sau:
 
  • Dây chằng chéo trước bị tổn thương ở cấp độ 2 và 3.
  • Khớp mất đi sự bền vững do tổn thương dây chằng chéo sau.
  • Khám lâm sàng thấy đau hoặc kẹt khớp do sụn chêm bị tổn thương.
  • Các tổn thương xảy ra ở sụn khớp đến xương dưới sụn và tạo nên các dị vật khớp, có đau, kẹt khớp.
Cách phẫu thuật nội soi được tiến hành như sau: Các bác sĩ sẽ rạch một đường da nhỏ (dưới 1cm) tại vị trí cần điều trị, sau đó tái tạo lại các dây chằng. Với sụn chêm, tùy vào vị trí bị tổn thương mà có thể áp dụng biện pháp điều trị khâu bảo tồn hoặc cắt để tạo hình phần bị rách. Những phần bị bong gãy sẽ được loại bỏ, khuyến sụn khớp được kích thích để làm chảy máu. Nó sẽ giúp sụn khớp được phát triển hơn để lấp đầy vùng khuyết sụn.
 
Với phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sẽ có nhiều kỹ thuật được thực hiện hơn. Thông thường, vật liệu để tái tạo dây chằng chéo thường được lấy từ gân cơ bán gân và gân cơ thon của chính người bệnh. Ngoài ra, gân bánh chè cũng có thể được lấy làm vật liệu tái tạo do loại gân này chắc, gắn liền với gân cốt. Tuy nhiên, chúng có thể gây nên tình trạng đau vùng trước gối sau mổ, làm yếu gân bánh chè nên thường không được dùng. Việc sử dụng gân đồng loại được lấy từ người hiến tặng đang là hướng đi mới, còn gân tổng hợp đang được nghiên cứu để áp dụng trong thực tiễn.
Tin đăng cùng chuyên mục