Trang nhất » Rao vặt » Việc làm » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Quan điểm về lãi suất

Thông tin mua bán
Mã tin
V153376
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
26/04/2018
Hết hạn
26/04/2019
Xem :
450
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
nguyenthithiennga332
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

1. Quan điểm về lãi suất
—  Karl Marx: “Lãi suất là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì việc đã sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định”.

—  Các nhà kinh tế học về lượng cầu tài sản: “Lãi suất là cơ sở để xác định chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền”.

—  Ngân hàng thế giới: “Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn”

—  Các nhà kinh tế học hiện đại: “Lãi suất là giá cả cho vay, là chi phí về việc sử dụng vốn và những dịch vụ tài chính khác”

Các bài viết có thể xem thêm
Khái niệm tiền lương
khái niệm phát triển

2. Nguyên tắc của lãi suất
Như đã nói ở trên, về nguyên tắc, lãi suất tín dụng phải đảm bảo một phần thu nhập hợp lý cho người gửi tiền vào ngân hàng cũng như lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng (TCTD), tức là:

Lãi suất = Lãi suất huy động + Các chi phí hợp lý + Bù đắp rủi ro + tỷ lệ thu nhập kỳ vọng

Đồng thời, lãi suất cho vay của ngân hàng phải đảm bảo phát triển nền kinh tế tức là phải đảm bảo cho những người vay vốn ngân hàng có thu nhập hợp lý, nghĩa là:

Lãi suất cho vay < Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của nền kinh tế

Do vậy, về mặt nguyên tắc thì giới hạn tối đa của lãi suất tín dụng ngân hàng nói chung là tỷ suất lợi nhuận bình quân, còn giới han thấp nhất của lãi suất là chỉ số lạm phát vì nó sẽ làm cho người gửi tiền bảo toàn được vốn.

Tức là, để lãi suất tín dụng trở thành đòn bẩy kích thích và mở rộng các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thì phải đảm bảo lãi suất tín dụng được kiểm soát trong khung giới hạn sau đây:

Tỷ lệ lạm phát <= lãi suất tín dụng <= tỷ suất lợi nhuận bình quân.

3. các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong hầu hết tất cả các hoạt động kinh tế xã hội trong đó có thị trường tài chính. Vì lẽ đó, lãi suất trong các nước đó đều do Nhà nước qui định, thậm chí một số nước còn quy định đến cả mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng. Sự biến động của lãi suất trong các điều kiện như vậy phần lớn phụ thuộc vào ý chí của chính phủ và không vận động theo bất cứ một quy luật nào.

Trái lại, trong các nền kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trường tài chính hoạt động theo cơ chế tự do hoá, cơ chế hình thành lãi suất là cơ chế thị trường. Lãi suất vì vậy mà chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhiều các nhân tố khác.

Ảnh hưởng của cung cầu tiền tệ đến lãi suất
Lãi suất là giá cả sử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Tuy mức biến động của lãi suất ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Do vậy, có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược trong từng thời kỳ chẳng hạn như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm. Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc.

Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng đến lãi suất
Khi lạm phát được dự đoán tăng trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này là xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Mặt khác, công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức phi tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả những điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường. Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.

Ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận bình quân đến lãi suất
Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các dự án đầu tư phải cao hơn lãi suất các khoản vay tài trợ cho dự án. Có như vậy các nhà đầu tư mới có lợi nhuận từ các dự án đầu tư và phấn khởi mở rộng đầu tư. Do đó, cách đánh giá, lựa chọn chính sách lãi suất phù hợp sẽ dựa trên cơ sở ước lượng tỷ suất lợi tức trung bình của nền kinh tế.

Ảnh hưởng của bội chi ngân sách đến lãi suất
Bội chi ngân sách ở trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu tiền tăng và làm tăng lãi suất. Sau nữa, bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và sẽ gây áp lực tăng lạm phát. Thông thường, Chính phủ thường tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm và lãi suất thị trường có xu hướng tăng. Mặt khác, do tài sản có của NHTM tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt mức giảm nên lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng.

Những thay đổi trong thuế:
Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp luôn có tác động đến lãi suất. Khi các hình thức thuế này tăng sẽ điều tiết đi một phần thu nhập của các cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh chứng khoán. Mọi người đều quan tâm đến thu nhập thực tế hơn là thu nhập danh nghĩa. Do vậy, để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định, họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế.

Nguồn: https://chuyendetotnghiep.com/cac-nhan-to-anh-huong-den-lai-suat/

Tin đăng cùng chuyên mục