Trang nhất » Rao vặt » Việc làm » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Vì sao răng số 6 gọi là răng cấm? Có nên nhổ răng số 6 hay không?

Thông tin mua bán
Mã tin
V312706
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
06/11/2019
Hết hạn
05/11/2020
Xem :
210
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
Phạm Hùng
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Khi nhổ răng số 6 là chiếc răng cối lớn nhất trên khung hàm…đảm nhiệm chiếc răng nhai của toàn hoàn. Vì thế việc loại bỏ hay bảo tồn chiếc răng cần phải được thăm khám kiểm tra vô cùng kỹ lưỡng.

Tại sao răng số 6 là răng cấm?

Răng số 6 là răng mọc sau cùng trong quá trình mọc răng sữa, nhưng lại là răng vĩnh viễn và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng ăn nhai, và gần như là toàn bộ lực nhai thức ăn của trẻ sẽ dồn vào vị trí răng này.
Răng số 6 bị lung lay hay bị mất sẽ làm giảm đáng kể sức nhai của khuôn hàm. Vì thế trong tất cả các trường hợp bệnh lý về răng, các bác sĩ nha khoa luôn khuyên nên cố gắng bảo tồn răng số 6 tốt nhất có thể.
Răng số 6 mọc khi trẻ được khoảng 6 – 7 tuổi, sớm hơn so với răng vĩnh viễn nên nhiều người nghĩ đây là răng sữa nên việc quan tâm chăm sóc răng số 6 này không được chú trọng.
Răng số 6 còn là điểm tựa để các răng vĩnh viễn có thể mọc lên một cách thuận lợi, đều đặn hơn, hạn chế tình trạng răng mọc lệch ở trẻ.
Đó là lý do giải thích tại sao mà răng số 6 gọi là răng cấm, nghĩa là cấm xâm lấn, cấm nhổ bỏ khi không thật sự cần thiết.

Trường hợp nào cần nhổ răng số 6?

Trường hợp không nên nhổ răng số 6

Nếu răng số 6 của bạn chỉ bị sâu thôi mà không bị viêm tủy hay bị lung lay nhiều thì không nhất thiết phải tiến hành nhổ răng. Với các trường hợp này, bọc răng sứ hoặc hàn trám răng sẽ là phương pháp bảo vệ, phục hồi răng tối ưu nhất.

Đây cũng là các phương pháp bảo vệ răng gốc tránh khỏi các vi khuẩn gây hại và các tác động bên ngoài, và nên thực hiện điều trị sớm trước khi vết sâu càng to, vi khuẩn càng xâm nhập vào sâu bên trong tủy.

Trường hợp buộc phải nhổ bỏ răng số 6

Khi bệnh lý về răng quá nặng nề như vỡ vụn, sứt mẻ lớn, răng lung lay nhiều, dễ biến chứng thành viêm tủy, áp xe ổ răng,…và không thể chữa trị phục hồi.

Sau khi đã loại bỏ răng, biện pháp phục chỉnh răng hiệu quả nhất là phương pháp cấy ghép Implant (khá tốn kém). Để thực hiện biện pháp này bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn kịp thời, tránh tình trạng tiêu xương khi răng số 6 đã được nhổ mà không có răng bảo vệ bên trên.

Nhổ răng số 6 có nguy hiểm hay không?

Răng hàm số 6 có vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn hàng ngày, vì vậy khi răng hàm số 6 bị sâu mà không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành các bệnh lý nguy hiểm. Sâu răng lâu ngày khiến bạn có cảm giác đau nhức khó chịu, dễ lây lan sang các răng bên cạnh, sâu răng ăn sâu vào chân tủy, hủy hoại tủy răng, phá hỏng cấu trúc răng, gây hiện tượng áp xe rất nguy hiểm.

Việc nhổ bỏ răng số 6 là một tổn thất lớn, vừa làm mất thẩm mỹ của hàm răng, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống thường ngày, nếu không có biện pháp phục hình kịp thời còn làm ảnh hưởng đến xương chân răng.

Rất nhiều người đã e ngại khi phải đi nhổ bỏ răng số 6 vì lo sợ những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ứng dụng trong nha khoa, bạn có thể yên tâm, không cần quá lo lắng về mối nguy hiểm có thể xảy ra.

Trước tiên, bác sĩ sẽ chụp Xquang răng số 6 để xác định tình trạng bệnh lý, mức độ ảnh hưởng đến những bộ phận khác như các dây thần kinh, nếu không có nguy hiểm gì thì bác sĩ có thể tiến hành nhổ răng.

Tuy nhiên, nếu người bệnh bị mắc hoặc đã từng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, máu khó đông, huyết áp không ổn định thì cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi nhổ, hãy thông báo tình hình, tiền sử bệnh của mình với bác sĩ để có hướng xử lý thích hợp.

Trước khi tiến hành nhổ răng, bạn cũng sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê để không cảm nhận được cơn đau.

Tuy nhiên, một cơ sở chăm sóc răng uy tín mới đảm bảo cho bạn tránh được hết các rủi ro có thể xảy đến.

Sau khi nhổ răng số 6 cần lưu ý những điều gì?

Việc đầu tiên bạn cần làm sau khi nhổ bỏ răng là tiến hành cầm máu tại vết răng mới nhổ. Cắn bông tại vị trí chân răng mới nhổ trong khoảng 30 phút. Thời gian có thể lâu hơn tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người. Thay bông y tế khi không còn khả năng thấm máu nữa. Lúc này, bạn không nên súc miệng bằng nước muối để không làm ảnh hưởng đến việc hình thành máu đông, ngăn máu chảy.

Nhổ răng số 6 nên ăn gì?

Sau khi nhổ răng bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình:

Chỉ nên ăn đồ ăn mềm, không cần nhiều lực nhai như: cháo, súp, rau củ hầm nhừ… ít nhất 3 ngày đầu tiên sau khi nhổ.
Ăn nhiều đồ ăn có chứa protein như trứng, các chế phẩm từ sữa để vết thương nhanh lành hơn.
Bổ sung thêm nước ép trái cây, rau củ để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.
Nhổ răng số 6 kiêng ăn gì?
Sau khi nhổ răng số 6 bạn tuyệt đối tránh các loại thực phẩm sau:

Đồ ăn cứng và dai, mất nhiều lực của răng.
Đồ ăn dễ tạo mảnh vụn vướng vào ổ răng khó vệ sinh hay đồ ăn ngọt như: bánh ngọt, ngũ cốc, bánh vụn,…
Đồ ăn nóng hoặc lạnh, đồ ăn chua cay
Không sử dụng chè, cà phê, rượu, bia, các chất kích thích để không ảnh hưởng đến thời gian hình thành máu đông.
Nhổ răng hàm số 6 hay răng cấm là một việc hệ trọng. Viện nha khoa Shinbi Dental có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất để đảm bảo cho quá trình nhổ răng số 6 của bạn diễn ra tốt đẹp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 0215 để được tư vấn nhé!
Các bạn có thể tham khảo những kiến thức nha khoa bổ ích hơn nữa tại : https://shinbi.vn/kien-thuc-nha-khoa/

Tin đăng cùng chuyên mục