Trang nhất » Rao vặt » Thời trang » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Nông sản sấy khô & các PHƯƠNG PHÁP sấy khô nông sản phố biến hiện nay

Thông tin mua bán
Mã tin
V571097
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
31/08/2023
Hết hạn
30/08/2024
Xem :
186
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
Cuong Nguyen
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết
Nông sản sấy khô là hướng đi mới tích cực cho ngành sản xuất nông nghiệp. Với chi phí thấp và lợi nhuận cao, đặc biệt phù hợp với điều kiện phát triển ở nước ta nên nông sản khô ngày càng chiếm lĩnh thị trường. 
 
Nông sản sấy khô là món ăn vặt quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Trong nông sản sấy khô chứa một lượng chất dinh dưỡng nhất định. Bên cạnh đó, sấy khô còn là biện pháp giúp nông sản giữ lượng chất dinh dưỡng đó được lâu hơn. Để hiểu rõ hơn về nông sản sấy khô, hãy cùng đến với bài viết dưới đây.
 
Nông sản sấy khô là gì?
Nông sản sấy khô là loại nông sản được hút nước cho đến khi khô hoàn toàn. Người ta thường sử dụng nhiều phương pháp sấy nông sản khác nhau để tạo ra nông sản khô.
 
Trong đó phương pháp sấy thường dựa vào công nghệ khí nóng đối lưu tuần hoàn. Loại nông sản này nhờ được sấy khô mà có thể giữ được lâu hơn, đồng thời còn tiết kiệm chi phí vận chuyển cho người nông dân.
 
Tiềm năng to lớn của nông sản khô:
 
  • Nguyên liệu nông sản ở Việt Nam đang vô cùng lớn. Sau mỗi vụ mùa được thu hoạch, sấy nông sản sẽ giúp giảm tốc độ hư hỏng của các nguyên liệu đồng thời tăng giá trị cũng như chất lượng sản phẩm.
  • Các mặt hàng nông sản sấy đang được ưa chuộng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…
  • Các mặt hàng nông sản Việt Nam vô cùng đa dạng. Với điều kiện xuất khẩu thuận lợi, hứa hẹn đem lại tiềm năng lớn cho nông sản sấy nói riêng và nông sản nói chung trong tương lai.
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về Hạt điều tại https://xuonghatta.com/nha-xuong-che-bien-gia-cong-hat-dieu-rang-muoi-so-1-thi-truong/
 
Các loại nông sản sấy khô phổ biến nhất hiện nay
Rau củ sấy khô
 
Rau củ sấy là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, đây còn là thành phần được sử dụng trong các gói gia vị nấu. Các loại rau củ sấy phổ biến có thể kể đến như khoai lang, khoai môn, khoai tây, cà rốt,…
 
Để đảm bảo an toàn, các loại rau củ trước khi được sấy phải được lựa chọn từ nguồn nguyên liệu sạch, tươi ngon và không bị sâu bệnh hay hỏng, thối. Ưu điểm nổi bật của rau củ sấy là có thể bảo quản lâu hơn, đồng thời giữ nguyên thành phần dinh dưỡng.
 
Trái cây sấy khô
Nông sản sấy khô & các PHƯƠNG PHÁP sấy khô nông sản phố biến hiện nay
 
 
 
Trái cây sấy khô như mít sấy, chuối, hồng, xoài sấy, nho khô,… đã và đang trở thành món ăn vặt mà mọi lứa tuổi đều yêu thích.
 
Trái cây sấy vẫn mang trong mình đầy đủ chất dinh dưỡng, cùng với đó, việc nêm nếm gia vị giúp trái cây sấy có thương vị hấp dẫn. Khi lựa chọn các sản phẩm trái cây sấy, cần chú ý nguồn gốc các sản phẩm trên thị trường để đảm bảo an toàn.
 
CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ NÔNG SẢN PHỔ BIẾN:
Công nghệ sấy nóng
Sấy nóng, sấy nhiệt, hay sấy nhiệt đối lưu 3D…Công nghệ này sử dụng luồng không khí nóng tác động vào bề mặt nông sản để làm khô nông sản. Nói cách khác đây là quá trình khuếch tán nước vào bề mặt nông sản và bốc hơi nước từ bề mặt nông sản ra môi trường.
 
Ưu điểm: Ưu điểm vượt trội của công nghệ là thực hiện sấy được số lượng lớn nông sản. Đồng thời với tốc độ thoát hơi nhanh nên đảm bảo thời gian sấy diễn ra sớm nhất. Điều này giúp người sử dụng có thể chủ động về thời gian.
 
Nhược điểm: Nhược điểm của công nghệ sấy khô nông sản này là ảnh hưởng tới mùi, vị của sản phẩm. Một số nông sản nhạy cảm với nhiệt độ sẽ bị biến đổi màu sắc và giá trị dinh dưỡng.
 
Một số phương pháp sấy công nghệ nóng thường dùng
Phương pháp sấy tự nhiên
Phương pháp sấy nông sản này có ưu điểm nổi bật là không cần sử dụng điện năng nên tạo chi phí đầu tư ban đầu rẻ và không gây xả thải ra môi trường xung quanh. Đặc biệt không cần phải có kỹ thuật cao vẫn có thể thực hiện được.
 
Do nông sản được phơi ngoài trời nên thực phẩm không có sự che chắn và bảo vệ. Điều này không tránh khỏi sự tấn công của ruồi, nhặng nên gây mất vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, phương pháp này phụ thuộc vào yếu tố thời tiết nên không tạo sự chủ động trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy không mang lại giá trị kinh tế cao.
 
Phương pháp sấy bằng lò đốt
Phương pháp này là làm khô sản phẩm bằng lò đốt nên thời gian sấy nhanh hơn so với khi sấy thủ công, đồng thời tạo sự chủ động hơn trong quá trình thực hiện.
 
Tuy nhiên để đảm bảo thành phẩm chất lượng đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm sấy, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ sấy phù hợp nhất.
 
Sấy bằng lò đốt thường có hai loại, loại lò đốt gián tiếp và trực tiếp. Gián tiếp ở đây, lò đốt sẽ đi qua một bộ lọc không khí, sản phẩm sấy (đa phần là các loại nông sản như lúa, bắp…) sẽ không bị ám mùi khói như loại trực tiếp.
 
Sấy bằng lò đốt thường sử dụng công nghệ sấy vĩ ngang đảo chiều gió.
 
Phương pháp sấy ủ diêm sinh
Công nghệ sấy khô nông sản này là dùng chất diêm sinh để ủ với nông sản, sau đó mang đi sấy than hoặc phơi nắng để làm khô. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều diêm sinh sẽ gây hại cho sức khỏe. Đồng thời trong quá trình sấy tha sẽ tạo ra một lượng các bon trong khói gây ảnh hưởng đến không khí môi trường .
 
So với các phương pháp truyền thống khác thì phương pháp này giúp bảo quản thay phẩm được lâu. Tuy nhiên các độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người nên không được khuyến cáo sử dụng.
 
Đối với công nghệ sấy lạnh
Ưu điểm: Công nghệ sấy lạnh là một trong những công nghệ sấy tiên tiến và hiện đại nhất trên thị trường hiện nay. Với nguyên lý sử dụng không khí có độ ẩm từ 10 đến 30% và nhiệt độ từ 3 đến 80 độ C nên mang đến thành phẩm tốt, giàu dinh dưỡng.
 
Nông sản sấy khô & các PHƯƠNG PHÁP sấy khô nông sản phố biến hiện nay
 
 
 
Nhược điểm: Mức chi phí ban đầu cần phải bỏ ra để đầu tư khá lớn nên không phải đơn vị nào cũng có điều kiện sở hữu. Và nếu không có điện năng thì công nghệ sấy khô nông sản không thể thực hiện được.
 
Một số phương pháp sấy công nghệ lạnh
Phương pháp sấy bơm nhiệt
Phương pháp này là sử dụng hệ thống bơm nhiệt, hệ thống hút ẩm, bộ cấp nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm sao cho luồng không khí được khô hoàn toàn, sau đó đưa vào trong buồng sấy để làm khô nông sản. Nhiệt độ thường được sử dụng từ 10 đến 50 độ C.
 
Mức chi phí đầu tư ban đầu khoảng 110 triệu/máy với công suất 100kg, đầu máy nhập ngoại nên quá trình bảo hành tại Việt Nam gặp những khó khăn nhất định. Khi máy không may bị hỏng hóc phải mất nhiều thời gian cho quá trình sửa chữa.
 
Trong quá trình sử dụng cần phải thường xuyên đảo hay sấy để sản phẩm được khô đều hơn, giòn hơn. Độ ẩm của thành phẩm không đồng đều nên chỉ phù hợp với một số nông sản, chủ yếu là sấy dẻo.
 
Phương pháp sấy lạnh dải nhiệt thấp
Mức chi phí đầu tư ban đầu chưa đến 50 triệu/máy với công suất 20 kg. Đầu máy nhập ngoại nên cũng tạo sự bất tiện cho quá trình bảo hành.
 
Độ ẩm có thành phẩm đạt 8% nhưng không tạo sự đồng đều ở giữa buồng sấy nên cũng chỉ phù hợp với sấy dẻo và một nắng.
 
Phương pháp sấy thăng hoa
Mức chi phí ban đầu trên 100 triệu với dòng máy sấy 5 kg nên không phải doanh nghiệp nào cũng có cơ hội để sở hữu. Với ưu điểm nổi bật là độ ẩm thành phẩm đạt 3% nên tạo sự đồng đều nhất. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp đối với sấy giòn chứ không phù hợp để sấy dẻo hay sấy một nắng.
Tin đăng cùng chuyên mục