Trang nhất » Rao vặt » Tìm đối tác » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Thông tin mua bán
Mã tin
V157499
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
09/05/2018
Hết hạn
09/05/2019
Xem :
362
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
vutrongphung9x
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp: quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó 3 yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là: Văn hóa dân tộc; nhà lãnh đạo; sự đòi hỏi từ môi trường bên ngoài. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng yếu tố này và mức độ ảnh hưởng chúng tới quá trình định hình văn hóa của mỗi doanh nghiệp

các bài có thể xem thêm:
mã hóa

tls là gì

1. Văn hóa dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc pháttriển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyểndịch chiến lược phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm lượng văn hóa cao. Bởi thế, có thể coi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh nghiệp đương đại.

Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là những ưu thế để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung dung, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm ăn; tập quán sinh hoạt tản mạn của nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại; thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đại…

2. Nhà Lãnh Đạo
Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ. niềm tin. nghi lễ và huyền thoại… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp. hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hoá doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp thay đổi nhà lãnh đạo. điều này có thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặt với một trong hai tình huống sau: (1 ) doanh nghiệp sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, với những thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, đường hường chiến lược phát triển.. ., những thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi cơ bản của văn hoá doanh nghiệp; (2) tình huống sau có vẻ ít “đau đớn” hơn, nhà lãnh đạo mới vẫn giữ nguyên đường lối chiến lược cũ, bộ máy nhân sự không có những thay đổi quan trọng… Tuy nhiên. kể cả trong tình huống này, văn hoá doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi. bởi vì văn hoá doanh nghiệp bản thân nó là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và những triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp. Hai nhà lãnh đạo khác nhau thì tất yếu những giá trị mà họ tạo ra cũng sẽ khác nhau.

Nguồn : https://luanvantaichinh.com/cac-nhan-to-anh-huong-den-van-hoa-doanh-nghiep/

Tin đăng cùng chuyên mục