Trang nhất » Rao vặt » Tìm đối tác » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Khái niệm giám sát. Phân biệt giám sát, thanh tra, kiểm tra

Thông tin mua bán
Mã tin
V168090
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
06/06/2018
Hết hạn
06/06/2019
Xem :
385
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
vutrongphung9x
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

1. Khái niệm giám sát:

Giám sát là một hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước, mà trong bộ máy Nhà nước chỉ có Quốc hội và HĐND mới có chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật. Chức năng giám sát của HĐND được cụ thể hóa qua các hoạt động giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử.

 

Hoạt động giám sát của HĐND được quy định rõ trong nhiệm vụ quyền hạn của HĐND là giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết HĐND; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban HĐND cấp mình; giám sát văn bản QPPL của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp huyện.

 

Tham khảo thêm các bài viết sau:

Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất

cấu trúc một bài luận tiếng anh

 

2. Đặc tính của giám sát :

+ Giám sát là hành vi, hoạt động của chủ thể thực hiện việc theo dõi đối tượng bị giám sát trong một khoảng thời gian nhất định( quá trình theo dõi đối tượng bị giám sát) từ đó xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng bị giám sát tuân thủ những mục tiêu, quy định đã đặt ra;

 

+ Giám sát có chủ thể thực hiện việc giám sát và đối tượng bị giám sát

 

+ Giám sát là việc xem đối tượng bị giám sát có thực hiện đúng nội dung và mục tiêu( Tiêu chí, quyết định định trước) hay không.

 

– Giám sát và thanh tra, kiểm tra là một trong 4 công đoạn của công tác quản lý cũng như việc thực hiện một quyết định quản lý. Công tác quản lý gồm 4 giai đoạn: Giải đoạn ban hành quyết định quản lý ( đối với QH thì ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết); tiếp đến là giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định quản lý; để biết việc tổ chức thực hiện quyết định quản lý đến đâu, tốt, xấu thế nào, có cần điều chỉnh gì không thì phải có giám sát, thanh tra, kiểm tra; Sau khi tiến hành giám sát, thanh tra, kiểm tra phát hiện đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra chưa làm đúng, có khiếm khuyết thì phải có cưỡng chế( chế tài bắt buộc đối tượng bị giám sát phải thực hiện cho đúng) hoặc phải có chỉnh sửa quyết định quản lý cho phù hợp.

 

3. Phân biệt giám sát, thanh tra, kiểm tra

+ Những đặc điểm giống nhau của giám sát, thanh tra, kiểm tra bao gôm:

 

Thứ nhất đều là cung  đoạn thứ 3 trong quá trình quản lý, thực hiện quyết định quản lý;

 

Thứ hai cùng có mục tiêu là để xem đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra là có làm đúng hay không đúng mục tiêu, quy định đã định trước của việc quản lý, quyết định quản lý;

 

Thứ ba là đều diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian  nhất định;

 

Thứ tư là hành vi, hoạt động cũng được tiến hành theo 3 công đoạn nối tiếp nhau: Thu thập thông tin, chứng cứ; tập hợp phân tích thông tin, chứng cứ thu thập được; Đánh giá và kết luận.

 

+ Những điểm khác nhau của giám sát, thanh tra, kiểm tra bao gồm:

 

Thứ nhất là khác nhau về chủ thể tiến hành;

 

Thứ hai là mức độ, cường độ tác động vào hành vi, hoạt động của đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra: giám sát thì chỉ theo dõi; kiểm tra, thanh tra thì cụ thể, tỷ mỉ, chi tiết kiểu vạch lá xem sâu (Kiểm tra thì thường xuyên, thanh tra thì không thường xuyên, trên một cơ sở nào đó);

 

Thứ ba là kiểm tra, thanh tra là cơ sở để thực hiện giám sát, đồng thời là biện pháp để giám sát đối tượng bị giám sát thực thi nhiệm vụ, hoạt động tốt hơn, chính xác hơn. Trong quá trình giám sát có thể tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra để đối chiếu về những nhận định, nhận xét và từ đó đưa ra các đánh giá.

 

4. Vai trò giám sát trong quản lý

Giám sát cũng như thanh tra, kiểm tra là công cụ để người quản lý sử dụng theo dõi, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của đối tượng bị giám sát, thanh tra, kiểm tra. Qua giám sát, thanh tra, kiểm tra người quản lý mới biết được tiến độ thực hiện, chất lượng thực hiện, những ưu, khuyết điểm của đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ đồng thời qua đó cho người quản lý biết được quyết định quản lý có những tồn tại gì, để trên cơ sở đó sửa đổi bổ sung hoặc có các chế tài buộc đói tượng bị giám sát có các biện pháp thích hợp để thực hiện cho tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Tóm lại,  vai trò giám sát trong quản lý là để:

 

+Giúp người quản lý biết một cách tổng thể quyết định đó đã thực hiện đến đâu;

 

+ Giúp người quản lý biết ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tại sao quyết định đó không được thi hành triệt để, chưa đạt kết quả;

 

+ Giúp người quản lý quyết định các biện pháp để buộc đối tượng bị giám sát hoặc ra quyết định bổ sung, sửa chữa quyết định đã ban hành để thực hiện mục đích quản lý nêu ra.

 

+ Giúp người quản lý quyết định việc có tiếp tục thực hiện mục tiêu của quyết định trước đó hay không.

 

Nếu không có giám sát, chủ thể quản lý không thể có được những hành động phù hợp để thực hiện được ý đồ, mục tiêu đặt ra.

 

Nguồn : https://lamthueassignment.com/khai-niem-giam-sat/

Tin đăng cùng chuyên mục