Trang nhất » Rao vặt » Tìm đối tác » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Tất tần tật về chu kỳ sống của sản phẩm

Thông tin mua bán
Mã tin
V542341
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
30/01/2023
Hết hạn
30/01/2024
Xem :
139
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
hanhnguyenne
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Chu kỳ sống sản phẩm (tiếng Anh: Product Life Cycle) là quá trình tồn tại và phát triển của sản phẩm. Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống có những đặc điểm, mục tiêu và chiến lược marketing khác nhau. Cùng GoSELL tìm hiểu ngay về các chiến lược marketing giúp kéo dài vòng đời hay chu kỳ sống của sản phẩm nhé!

 

 

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life Cycle - PLC) là quá trình hình thành và tồn tại của sản phẩm. Hay nói cách khác khoảng thời gian kể từ khi sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu đến người tiêu dùng cho đến khi sản phẩm đó được đưa ra khỏi thị trường. 

Vòng đời sản phẩm được các chuyên gia quản lý và tiếp thị sử dụng để giúp xác định lịch quảng cáo, mức giá, mở rộng sang thị trường sản phẩm mới, thiết kế lại bao bì,... Các phương pháp chiến lược hỗ trợ sản phẩm này được gọi là quản lý vòng đời sản phẩm. Họ cũng có thể giúp xác định khi nào các sản phẩm mới hơn sẵn sàng đẩy những sản phẩm cũ hơn ra khỏi thị trường.

>>>Tham khảo thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? Cách xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp

Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm

Giới thiệu và chính thức đưa sản phẩm ra thị trường

Khi một sản phẩm lần đầu tiên ra mắt, doanh số bán hàng thường sẽ thấp và tăng trưởng chậm do sản phẩm còn mới và đang trong quá trình thử nghiệm. Giai đoạn này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để triển khai những chiến lược tiếp thị vì khách hàng có thể không muốn mua hay trải nghiệm thử sản phẩm của bạn. 

Mục tiêu quan trọng nhất trong giai đoạn giới thiệu là đạt được sự công nhận rộng rãi và kích thích người tiêu dùng thử sản phẩm. Các nỗ lực tiếp thị nên nhắm mục tiêu vào đối tượng khách hàng yêu thích những trải nghiệm độc đáo, mới lạ  – những người có nhiều khả năng mua một sản phẩm mới nhất.

Tại giai đoạn này, bạn có thể thực hiện 2 chiến lược GoSELL nêu sau đây:

  • Giá hớt váng: Tính giá ban đầu cao và giảm dần (hớt váng) giá khi thị trường phát triển.

  • Thâm nhập giá: Thiết lập một mức giá thấp để nhanh chóng gia nhập thị trường và chiếm thị phần, trước khi tăng giá so với mức tăng trưởng của thị trường.

Tăng trưởng thị trường

Nếu sản phẩm tiếp tục phát triển mạnh và đáp ứng được nhu cầu thị trường thì nó đã sẵn sàng để bước vào giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sống. Trong giai đoạn tăng trưởng, doanh thu bán hàng thường tăng theo cấp số nhân. Điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, thúc đẩy sự gia tăng sản xuất và sản phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn. 

Cạnh tranh trong giai đoạn tăng trưởng thường rất khốc liệt, do các đối thủ của bạn có thể tham gia vào thị trường với những phiên bản sản phẩm tương tự đi kèm một số cải tiến khác. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp nên cân nhắc cắt giảm bớt chi phí quảng cáo để tập trung vào chiến lược bán hàng như sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm các đại lý phân phối sản phẩm,…

Đạt đỉnh và bão hoà thị trường

Tại thời điểm này, sản phẩm đã đạt được vị trí nhất định trên thị trường. Do đó, chi phí sản xuất và tiếp thị sản phẩm sẽ giảm xuống, đồng thời thị trường tiến vào giai đoạn bão hòa. 

Trong giai đoạn bão hòa, các nhà bán lẻ sẽ không tìm cách quảng bá sản phẩm của bạn như họ có thể làm ở giai đoạn 1. Mà thay vào đó, họ sẽ trở thành người dự trữ hàng hóa và tiếp nhận đơn đặt hàng. Khi đó, giá cả và sự khác biệt của sản phẩm càng trở nên quan trọng hơn để duy trì thị phần. 

Một số chiến lược bạn có thể thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: 

  • Củng cố độ nhận diện thương hiệu và duy trì lòng trung thành của khách hàng. 

  • Làm nổi bật những điểm khác biệt giữa sản phẩm của bạn với các lựa chọn thay thế trên thị trường.

  • Đẩy mạnh dịch vụ khách hàng, gia tăng chương trình khuyến mãi, hậu mãi nhằm kích cầu tiêu dùng.

  • Thay đổi và cải tiến sản phẩm (chất lượng, tính năng, mẫu mã,…).

Thị trường suy thoái

Trong giai đoạn suy thoái, các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, lượng khách hàng mới, tỉ lệ quay lại của khách hàng cũ,… sẽ sụt giảm một cách rõ rệt. Điều này chủ yếu là do sự gia nhập thị trường của các sản phẩm thay thế đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn sản phẩm hiện tại. 

Một số chiến lược có thể được sử dụng trong giai đoạn suy thoái là: 

  • Giảm các nỗ lực tiếp thị và cố gắng tối đa hóa tuổi thọ của sản phẩm càng lâu càng tốt.

  • Thu hẹp và dần loại bỏ các kênh phân phối để giảm thiểu các chi phí duy trì.

  • Mở ra nhiều đợt khuyến mãi đại hạ giá, thu hồi,… với mục đích thanh lý toàn bộ sản phẩm.

  • Nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc phát triển sản phẩm mới. 

 

Hiểu được cách mà chu kỳ sống của sản phẩm hoạt động cho phép các doanh nghiệp xem xét một sản phẩm trong mối quan hệ với nhu cầu thị trường, cạnh tranh, chi phí và lợi nhuận nhằm để duy trì tuổi thọ của sản phẩm đó trên thị trường hoặc thay thế bằng một sản phẩm mới. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên, GoSELL sẽ hỗ trợ bạn quản lý chu kỳ sống của sản phẩm hiệu quả và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp mình đã đề ra.

 
Tin đăng cùng chuyên mục