Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của lãng phí do dư thừa sản xuất

Thông tin mua bán
Mã tin
V369051
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
05/06/2020
Hết hạn
05/06/2021
Xem :
324
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Thủ Đức » TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
Trần Mỹ Linh
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn mức được yêu cầu một cách không cần thiết, vào thời điểm chưa cần thiết và với số lượng không cần thiết. Điều này xảy ra khi sản xuất những loại sản phẩm, mà những sản phẩm này không có được đơn đặt hàng. Sản xuất dư thừa là loại lãng phí nguy hiểm nhất trong nhóm 7 loại lãng phí trong sản xuất vì nó có khả năng gây ra các dạng lãng phí khác.

 

1. Lãng phí do sản xuất dư thừa

Sản xuất dư thừa là việc tạo ra thành phẩm, bán thành phẩm từ nguyên vật liệu mà không cần thiết hoặc chưa cần thiết với số lượng lớn hơn yêu cầu. Điều này thường diễn ra khi doanh nghiệp khan hiếm đơn hàng, hoặc doanh nghiệp có tâm lý tích trữ hàng hóa.

 

- Những tác động rủi ro do sản xuất dư thừa thường gặp đó là:

- Mua nguyên vât liệu, phụ tùng trước kì hạn

- Sự tắc nghẽn dòng chảy sản phẩm

- Kế hoạch sản xuất không hợp lý

- Tăng số lượng tồn kho so với nhu cầu

- Bù hàng do sự cố sai lỗi, khuyết tật

 

Lãng phí do sản xuất dư thừa quá nhiều dẫn đến việc lưu kho trong thời gian dài rất rủi ro đối với sản phẩm. Sản phẩm có thể bị ảnh hưởng chất lượng, gia tăng rủi ro lỗi thời và có thể phải bán với mức giá rẻ. Nguy hiểm hơn nữa, hàng có bạn còn có khả năng hết hạn sử dụng và bạn sẽ phải tốn thêm chi phí hủy hàng trong khi không có lợi nhuận.

 

2. Nguyên nhân của sản xuất dư thừa

Trên thị trường thực tế, có thể các doanh nghiệp biết sản xuất thêm có nguy cơ gây ra lãng phí nhưng vẫn chọn làm như vậy, vì họ muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình, đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh nhất có thể. Doanh nghiệp xem lượng hàng hóa dư thừa này như lượng hàng dự trữ nhưng khoản dự phòng này thường không hợp lý, quá dư thừa.

 

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lãng phí do sản xuất dư thừa, tiêu biểu như:

Doanh nghiệp dự báo sai như cầu của khách hàng, liều lĩnh đoán khách hàng sẽ đặt giống đơn hàng cũ.

Đơn hàng chưa xác thực, chưa ký hợp đồng nhưng đã triển khai thực hiện

Sản xuất theo lô hàng số lượng lớn, sản xuất hàng loạt gây ra dư thừa. Điều này rất nguy hiểm nếu hàng hóa bị hủy, sụt giảm do một lý do khách quan.

Doanh nghiệp chấp nhận, coi phần trăm hư hỏng là việc hiển nhiên.

Dư thừa công nhân, thiết bị hoặc thiết bị có công xuất quá lớn.

Có một số bộ phận, công đoạn chậm quá hoặc nhanh quá so với các công đoạn còn lại.

Tất cả các nguyên nhân ở trên, doanh nghiệp đều có thể bắt tay thực hiện loại bỏ từng nguyên nhân, nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chủ quan với vấn đề này.

 

>> Tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của quản lý chất lượng dịch vụ trong doanh nghiệp: https://lavan.com.vn/quan-tri-chat-luong-dich-vu/

 

3. Giải pháp loại bỏ lãng phí do sản xuất dư thừa

Để giảm thiểu hàng hóa dư thừa trước tiên doanh nghiệp nên nhìn nhận đánh giá lại doanh nghiệp để biết mình mắc những lỗi nào.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần theo dõi và cân đối nhu cầu một cách phù hợp. Kiểm tra và kiểm soát chặt trẽ thông tin đầu vào và đầu ra một cách chính xác, hiệu quả. Tuyệt đối không sản xuất khi đơn hàng chưa xác thực.

Doanh nghiệp nên áp dụng một số công cụ Lean như: Just on time, Kanban, Heijunka. Tức là chỉ sản xuất đúng với số lượng hàng hóa được yêu cầu. Không xem lượng lãng phí do sản xuất dư thừa là hàng dự trữ.

Sử dụng các máy móc chuyên dụng thay vì các “siêu thiết bị”. Cải tiến thời gian thiết lập trên thiết bị cho phép sản xuất các mẻ nhanh hơn bằng kĩ thuật SMED – chuyển đổi nhanh.

Cân bằng lại dây truyền sản xuất, có kế hoạch cải thiện tốc độ cho những công đoạn sản xuất nhanh hoặc chậm. Sử dụng các công cụ đo lường và quản lý thời gian.

Tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất: Tiến hành việc lập kế hoạch sản xuất đúng với yêu cầu của khách hàng, phân bổ người lao động và máy móc hợp lý. Sắp xếp lại nơi làm việc.

Qua bài viết trên, Lavan hi vọng các nhà quản trị sẽ ý thức về việc lãng phí do sản xuất dư thừa tại doanh nghiệp của mình, tìm phương pháp loại bỏ nhằm phù hợp giảm thiểu chi phí, nâng cao năng xuất hoạt động, tỉ xuất lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

 

 

Tin đăng cùng chuyên mục