Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Nội, ngoại thất

TÌM KIẾM
Nội, ngoại thất

Hướng dẫn chi tiết các bước mở cửa hàng bán hoa tươi dành cho bạn

Thông tin mua bán
Mã tin
V587247
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
03/10/2023
Hết hạn
02/10/2024
Xem :
124
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
Nguyễn Thị Thu Hương
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Mở cửa hàng kinh doanh hoa tươi là một ý tưởng tốt, nếu bạn có bộ óc kinh doanh, một đôi tay khéo léo, niềm đam mê, năng khiếu thẩm mỹ về các loại hoa. Tuy nhiên, mở shop bán hoa tươi cần gì? Kinh nghiệm mở cửa hàng bán hoa đắt khách? Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Bước 1: Mở shop hoa tươi cần gì?

Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, nên có thể nhiều bạn chuẩn bị mở shop bán hoa tươi hoặc đang kinh doanh chắc hẳn bạn sẽ có niềm đam mê, tình yêu dành cho các loài hoa sâu lắng lắm. Nhưng chỉ đam mê thôi thì chưa đủ, để có thể kinh doanh hoa thành công bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ ý nghĩa cũng như đặc thù về các loài hoa, và một điều rất quan trọng là phải có năng khiếu thẩm mỹ.

Không hề “chém gió” tẹo nào, mình đã thấy có rất nhiều shop hoa tươi, họ chỉ có vài bông hoa, thêm ít lá cành nữa trị giá đâu khoảng vài chục nghìn, nhưng nhờ sự sáng tạo và khéo léo, nó đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự, tăng giá trị lên gấp cả mấy chục lần mà khách vẫn cứ thích. Kinh doanh hoa tươi lỗ hay lãi là ở chỗ đó, vậy nên mới nói việc chuẩn bị kiến thức và yêu cầu sự khéo léo, sáng tạo là bắt buộc phải có.

Kế tiếp, bạn cần làm khi muốn bắt đầu kinh doanh chuyên nghiệp một ngành nào đó là đăng ký giấy phép kinh doanh. Khi đó, cửa hàng của bạn sẽ được nhìn thấy như một thực thể công ty, bạn có thể mở tài khoản ngân hàng của công ty cho doanh nghiệp của mình và đấu giá các hợp đồng từ chính phủ hay các tập đoàn lớn.

Đăng ký giấy phép kinh doanh cũng giúp bạn an toàn hơn trong tương lai, về lâu dài, khẳng định bạn đã tham gia kinh doanh hoàn toàn hợp pháp. Và một khi đã có giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ không bị những anh dân phòng, công an ghé "hỏi thăm".

Bước 2: Thăm dò đối thủ & thị trường trước khi mở shop

Sai lầm của nhiều người là tự lấy bản thân mình làm trung tâm vũ trụ, nghĩa là mình thích thì mình bán thôi, mình thích chắc chắn cả thiên hạ cũng sẽ thích. Thế rồi một ngày đẹp trời mếu máo than khóc vì hoa hư hết vì không bán được. Thế nên khảo sát thị trường và thăm dò đối thủ là hết sức cần thiết để chúng ta còn lượng sức.

Dành ra một vài ngày, lang thang hết khu phố lân cận xem có bao nhiêu shop hoa tươi đang mở rồi, xem cách bài trí cửa hàng như thế nào, giá bán tại đó ra sao, lượng khách có đông hay không, những loại hoa nào bán đắt khách nhất, những kiểu bó hoa nào được ưa chuộng, dịch vụ của họ như thế nào…

Thăm dò đối thủ xong, thì phải xem xét cả thị trường nữa, xem nhu cầu chơi hoa của người dân như thế nào, mức thu nhập của họ ra sao và họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền mỗi tháng để mua hoa về trang trí…

Thăm dò xem loại hoa tươi trong ngày nào là có nhu cầu lớn nhất, phong cách cắm hoa nào đang thịnh hành, hình thức mua hoa ra sao ( điện hoa, mua trực tiếp, mua hoa online) hiểu rõ được vấn đề này giúp bạn chuẩn bị cũng như phân chia hợp lý nguồn vốn kinh doanh ban đầu.

Tìm hiểu khách hàng sẽ chi ra bao nhiêu tiền để mua hoa: bạn cần tìm hiểu được xem tỉ lệ mua hoa về cắm ở nhà là bao nhiêu, mua để biếu và tặng là bao nhiêu, số tiền bỏ ra mua như thế nào? Với các ngày lễ tết thì nhu cầu tăng thêm bao nhiêu phần trăm…

>>> Xem thêm: Hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh chi tiết nhất.

Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng chính mà cửa hàng hướng tới 

Một cửa hàng kinh doanh hoa tươi sẽ có rất nhiều đối tượng phục vụ, có cửa hàng chuyên cung cấp hoa cho hội nghị, có cửa hàng tập trung cung cấp hoa tươi bó sẵn làm quà. Khi tập trung xây dựng thương hiệu, chị cần xác định đối tượng chính mà cửa hàng hướng tới, từ đó sẽ có những hình thức quảng cáo, tiếp cận phù hợp.

Người tiêu dùng có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm có thu nhập thấp thường sử dụng hoa giá rẻ, nhóm có thu nhập cao sử dụng hoa nhập khẩu và nhóm lớn nhất là trung lưu thường mua hoa tầm trung, không chấp nhận hàng kém chất lượng.

Dù có năm bảy kiểu khách hàng nhưng đối tượng lớn bạn nên nhắm tới là phụ nữ. Họ đảm nhận công việc sắm sửa nhà cửa, mua đồ lễ mỗi tháng, mỗi năm. Thậm chí, nữ giới cũng là những người hay tổ chức các sự kiện, chuẩn bị quà biếu, sử dụng rất nhiều đến hoa. Lượng khách hàng này không những chỉ đông mà còn mua hàng thường xuyên. Chỉ cần làm họ hài lòng, họ sẽ tiếp tục quay lại vào những lần sau.

Bước 4: Lên kế hoạch kinh doanh 

Để đánh giá về việc mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn, chủ kinh doanh cần dựa trên số vốn ban đầu bạn bỏ ra là bao nhiêu để có thể lập được bảng kế hoạch chi tiết nhất về việc phân bổ nguồn vốn trong cửa hàng:

– Chi phí thuê cửa hàng

– Chi phí tu sửa trang trí không gian

– Chi phí mua nguyên vật liệu phụ kiện : giấy gói, ruy băng, kim tuyến, bình cắm,…

– Chi phí lấy hàng

– Chi phí điện, nước

– Chi phí thuê nhân công (nếu có)

– Chi phí phát sinh khác…

Kế hoạch nhân sự cho shop hoa tươi như thế nào? Bộ phận quản lý: Gồm 3 người góp vốn quản lý những bộ phận riêng: Tài chính(theo dõi thu chi, giám sát nhân viên), Kinh doanh hoa (phụ trách quan hệ với khách hàng thường xuyên, tạo dựng mối quan hệ mới, marketing..), phụ trách đầu vào (đảm bảo nguồn cung ứng thường xuyên, giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng).

Bước 5: Thuê cửa hàng và tìm nguồn hoa tươi cung ứng 

Theo kinh nghiệm của GoACADEMY, địa điểm rất quan trọng không thua kém bất kỳ yếu tố nào. Hãy lựa chọn thuê một ki ốt nhỏ giữa khu phố đông người qua lại, ngay các ngã ba, ngã tư, hoặc gần chợ, hoặc bán online cũng là một lựa chọn không tồi.

Bạn nhớ kỹ, chúng ta không cần rộng, nhưng phải đẹp mới có thể thu hút được khách hàng. Và hãy tìm hiểu kỹ các đối thủ đang kinh doanh hoa tươi gần đó, xem họ có thế mạnh điểm yếu nào.

Cách để bạn chiến thắng họ chỉ có thể là “khác biệt”, khác trong các loại hoa, gói cắm hoa độc đáo, nguyên phụ liệu mới lạ, dịch vụ chăm sóc chu đáo hơn,… Chỉ khi nào có được những sự khác biệt đó thì bạn hãy tham gia vào thị trường!

Hoa tươi tượng trưng cho vẻ đẹp, mang lại cảm giác tinh thần cho người sử dụng vì vậy tìm được nguồn cung cấp hoa tươi uy tín, chất lượng sẽ giúp cửa hàng giữ được các khách hàng trung thành. Một số các mối hoa tươi đó là:

- Tại Hà Nội: các loại hoa thông thường bạn có thể chọn mua ở chợ hoa Quảng Bá, chợ hoa Mai Dịch hoặc tại các vườn hoa khu vực: Tây Tựu- Minh Khai- Từ Liêm; Mê Linh- Vĩnh Phúc,… Tuy nhiên, các loại hoa ôn đới không nên mua ở đây vì giá khá đắt và chất lượng không đảm bảo. Với các loại hoa đặc biệt như (ly, hồng môn,…) bạn có thể tìm đến các nhà buôn trên phố Đội Cấn.

- Tại Tp Hồ Chí Minh: có thể nhập từ các nguồn cung cấp hao sỉ là các chợ đầu mối Hồ Thị Kỷ (Lý Thái Tổ, Q.10), Đầm Sen (Lãnh Bình Thăng, Q.11) và Hậu Giang (Hậu Giang, Q.6), các vườn hoa tại đường Trần Phú (Q5), Thủ Đức,…

Bước 6: Chuẩn bị mở shop hoa tươi

Nếu quy mô cửa hàng của bạn tương đối lớn thì bạn cần thuê nhân viên phụ giúp trong việc cắm hoa cũng như đi giao hoa mỗi khi có khách đặt.

Chị Mai Hạnh – chủ cửa hàng hoa tại Giải Phóng chia sẻ: “Việc tuyển được nhân viên ưng ý không phải là dễ dàng, đương nhiên ai cũng muốn tìm kiếm nhân viên nhanh nhẹn, biết việc rồi. Nhưng không phải dễ tìm được người như vậy thì ít ra bạn cũng cần tìm những người có tinh thần trách nhiệm cao, yêu thích cắm hoa là điều tối thiểu mới có thể làm việc và phát triển cửa hàng được.”

Điều quan trọng tiếp nữa là bạn cần phải trang trí cửa hàng sao cho thật ấn tượng, thu hút được khách hàng ngay khi đi qua. Bạn có thể đặt các kệ, lãng hoa trong cửa hàng sao cho thật bắt mắt, và cũng cần chuẩn bị thêm các dịch vụ như giao hàng tận nơi, làm tất cả các loại hoa dịch vụ yêu cầu như kết hoa cưới, hoa trang trí phòng tiệc…

Bước 7: Tìm kiếm khách hàng cho shop hoa

Đây là bước vô cùng quan trọng, vì khách hàng chính là yếu tố quyết định việc kinh doanh của bạn có thành công hay không. Đương nhiên bạn không thể ngồi chờ khách hàng tìm đến mình được mà bạn cần phải chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, nhất là hoa tươi lại là mặt hàng không để được quá lâu, nếu như không tiêu thụ nhanh chóng cửa hàng bạn sẽ rất dễ dẫn đến phá sản.

Bước 8: Marketing - kế hoạch kinh doanh hoa tươi hoàn hảo

Kinh nghiệm mở cửa hàng hoa tươi trong thời buổi kinh doanh như hiện nay không thể thiếu phần xây dựng Website bán hàng và lập một fanpage, đặc biệt là những bạn có hướng phát triển cả bán trực tiếp truyền thống lẫn online hoặc chỉ tập trung bán online thì lại càng phải chú trọng nhiều hơn để pr cho shop của mình.

Lên kế hoạch quảng cáo chính là nhiệm vụ cuối cùng dành cho bạn, kể cả là bán online hay trực tiếp cũng đều phải xây dựng chiến lược rõ ràng thì các khách hàng mục tiêu mới biết tới shop mình nhiều và nhanh hơn.

Bước 9: Quản lý và vận hành cửa hàng hoa tươi

Nên cắm một số mẫu hoa để trưng bày trong cửa hàng giúp khách quan sát dễ dàng lựa chọn. Cách 4- 5 ngày nên thay hoa mới 1 lần. Nếu đã có sẵn website, bạn nên thường xuyên cập nhật các mẫu hoa mới, làm album giới thiệu hoa. Vào lúc ít khách, bạn nên giao cho nhân viên làm các phụ kiện trang trí như xâu hạt, kết nơ, trang trí lãng hoa,…

Trên đây là các bước trong kế hoạch bán hoa tươi. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nhận được những chia sẻ kinh nghiệm mở shop hoa tươi từ các chủ shop đang kinh doanh thành công mặt hàng hấp dẫn này bạn nhé!

 

Tin đăng cùng chuyên mục
Tủ mát kf-wc01

Tủ mát kf-wc01  (1714224782)