Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Tài chính, ngân hàng

TÌM KIẾM
Tài chính, ngân hàng

Các vấn đề trong chính sách tiền tệ độc lập là gì

Thông tin mua bán
Mã tin
V139273
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
14/03/2018
Hết hạn
05/03/2019
Xem :
539
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
vutrongphung9x
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

1, Chính sách tiền tệ độc lập là gì
Chính sách tiền tệ độc lập là công cụ quản lý chu kỳ kinh tế và ổn định hóa nền kinh tế.

Tiền tệ độc lập giúp cho chính phủ chủ động các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện các chính sách phản chu kỳ kinh tế. Ví dụ, nếu nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng, chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc thắt chặt cung tiền. Trong trường hợp này, chính phủ sẽ không quan tâm đến sự biến động tỷ giá và các biến số kinh tế vĩ mô khác.

Hạn chế của tiền tệ độc lập quá mức: chính phủ có thể lạm dụng để thực hiện các chiến lược tăng trưởng méo mó trong ngắn hạn. Có thể dẫn đến bất ổn định trong tăng trưởng và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao. Chính phủ có thể phát hành thêm tiền quá mức trang trải cho thâm hụt ngân sách nền kinh tế rơi vào bất ổn định và lạm phát cao.
Các bài có thể xem thêm: 
các hình thái của tiền tệ
+ ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
2, Bộ ba bất khả thi.
Bộ ba bất khả thi, gồm 3 mục tiêu:

  • Chính sách tiền tệ độc lập;
  • Chế độ tỷ giá hối đoái ổn định;
  • Tự do tài chính.

Chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà một quốc gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.

3, Những lựa chọn chính sách của bộ ba bất khả thi
Tỷ giá cố định và hội nhập tài chính

Đối với các QG có lạm phát cao, lựa chọn tỷ giá cố định và hội nhập tài chính có ưu điểm là tạo ra một cái neo danh nghĩa để củng cố niềm tin thị trường vào giá trị đồng nội tệ và kiểm soát lạm phát. Trong cơ chế này, CP mất đi tính độc lập trong chính sách tiền tệ và chỉ còn có thể sử dụng chính sách tài khóa để thực hiện các chính sách phản chu kỳ kinh tế. (EU)

Tỷ giá thả nổi và hội nhập tài chính
Khi lựa chọn tỷ giá thả nổi và hội nhập tài chính, CP có thể chủ động sử dụng công cụ chính sách tiền tệ phản chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, tỷ giá không trở thành cái neo danh nghĩa nền kinh tế xu hướng rơi vào lạm phát nếu bản thân chính sách tiền tệ không đủ mạnh (Mỹ) Nếu dòng vốn vào quá mức, nhất là dòng vốn vào TTCK và bất động sản sẽ khiến đồng nội tệ tăng giá, thâm hụt cao trong TK vãng lai, nguy cơ khủng hoảng khi dòng vốn đột ngột đảo chiều.

Chế độ trung gian

  1. Tỷ giá cố định với kiểm soát vốn
  2. Tỷ giá thả nổi với kiểm soát vốn: cho phép CP vừa triển khai chinh sách tỷ giá vừa điều hành chính sách tiền tệ với tư cách là những công cụ riêng biệt:

4, Cần tăng cường tính độc lập chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ độc lập cho phép gia tăng hiệu quả chính sách khi các công cụ chính sách đưa ra có thể tác động đến kết quả của nền kinh tế theo định hướng mục tiêu mong muốn.

Việt Nam đã và đang lựa chọn các mô hình “trung dung” giữa các mục tiêu chính sách Bộ ba bất khả thi. Vấn đề là mô hình này theo thời gian cần lệch về bên nào (tự do hóa tài khoản vốn, tỷ giá ổn định hay chính sách tiền tệ độc lập), hay nên ở trạng thái cân bằng giữa các mục tiêu chính sách, và Việt Nam cần làm gì để giảm nhẹ sự đánh đổi các mục tiêu chính sách, đặc biệt trong giai đoạn thặng dự cán cân thanh toán, gia tăng dự trữ ngoại hối trong khi hiệu quả các biện pháp trung hòa không cao.

Trong những năm gần đây, chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đang được các nước trên thế giới quan tâm và đã được khoảng 30 nước trên thế giới áp dụng và đã có những kết quả khả quan. Tỷ lệ lạm phát của các nước nằm trong phạm vi hoặc thấp hơn mục tiêu ở tất cả các nước sử dụng chính sách, diễn biến kinh tế vĩ mô ổn định hơn so với trước khi ứng dụng, khả năng ứng phó với các cú sốc của các nước cũng đã tốt hơn. Vì vậy, cơ chế điều hành chính sách mục tiêu này có thể coi là một lựa chọn cho các nước có diễn biến lạm phát bất ổn và cao trong quá khứ như Việt Nam.

NHNN cũng đã cho biết việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN sẽ hướng tới lạm phát mục tiêu, mặc dù chưa có đủ điều kiện để áp dụng đúng lý thuyết lạm phát mục tiêu trong thời điểm hiện nay. Lựa chọn chính sách lạm phát mục tiêu đã được coi là một định hướng, và trong khuôn khổ chính sách này, tính độc lập của chính sách tiền tệ cũng sẽ gia tăng.

Bên cạnh đó, theo Tô Trung Thành, sự độc lập về chính sách tiền tệ có tác dụng quan trọng đến giảm thiểu những biến động về lạm phát, không phụ thuộc vào quy mô của dự trữ ngoại hối quốc gia; trong khi đó, tự do hóa tài chính mặc dù giảm biến động về lạm phát nhưng lại gia tăng biến động về sản lượng; mức độ ổn định về tỷ giá (nếu không có vai trò của dự trữ ngoại hối) thì mặc dù giảm được biến động sản lượng nhưng lại tăng biến động lạm phát; và cần có những điều kiện nhất định về dự trữ ngoại hối cũng như chuẩn ổn định tỷ giá thì biến số này mới có tác dụng ổn định lạm phát.

Nguồn: https://lamthueassignment.com/chinh-sach-tien-te-doc-lap-la-gi/

Tin đăng cùng chuyên mục