Trang nhất » Rao vặt » Tìm đối tác

TÌM KIẾM
Tìm đối tác

Khái niệm và phân loại động cơ trong kinh tế

Thông tin mua bán
Mã tin
V158757
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
11/05/2018
Hết hạn
11/05/2019
Xem :
340
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
vutrongphung9x
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Khái niệm và phân loại động cơ trong kinh tế
Ý tưởng nghiên cứu động cơ hoạt động của con người đã tồn tại rất lâu trong lịch sử tâm lý học và có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ.
Các bài có thể xem thêm:
Mục tiêu của chính sách tiền tệ
lạm phát tiền tệ
Khái niệm động cơ lao động
Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục.
Theo thuyết hành vi: Với mô hình “kích thích – phản ứng”, coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng hay gọi là động cơ.
Theo J. Piaget: “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó.” (Alderfer, C. P. (1972))
Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động.
Động cơ theo nghĩa rộng nhất được hiểu là cái thúc đẩy con người hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và xu hướng của tính tích cực đó. Động cơ là nguyên nhân trực tiếp của hành vi. Theo từ điển Tiếng Việt, động cơ là cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy con người ta suy nghĩ và hành động.
Các nhà tâm lý học Xô Viết quan niệm: “Động cơ là sự phản ánh nhu cầu”. Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác tồn tại trong hiện thực khách quan, một khi chúng bộc lộ ra và được chủ thể nhận biết thì sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Nói khác đi, khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn thì trở thành động cơ. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan có nhu cầu.
Phân loại động cơ
Có nhiều cách phân loại động cơ: Động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ; động cơ quá trình và động cơ kết quả; động cơ gần và động cơ xa; động cơ cá nhân, động cơ xã hội, động cơ công việc; động cơ bên trong và động cơ bên ngoài; động cơ tạo ý và động cơ kích thích. Ngoài ra, cũng có nhiều cách hiểu nữa về động cơ:
X.L. Rubinstein viết: “Động cơ của con người được tạo ra từ những nhu cầu, hứng thú được hình thành ở con người trong quá trình sống”.(X.L. Rubinstein 1980)
Người đại diện cho chủ nghĩa Freud hiểu động cơ là những năng lượng sinh học đặc biệt, năng lượng này được tạo ra bởi những bản năng của con người, trong đó quan trọng nhất là bản năng tình dục.
Bên cạnh đó, tâm lý học Mácxit cho rằng: Những động cơ hoạt động của con người cực kỳ đa dạng, nảy sinh từ những nhu cầu, hứng thú khác nhau: động cơ không phải là sự trải nghiệm của nhu cầu mà là đối tượng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Một hoạt động có thể có nhiều động cơ thúc đẩy và trong cấu trúc của hoạt động, những động cơ này được sắp xếp theo một hệ thống có thứ bậc.
Khi muốn tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động của con người thì không thể không xét đến động cơ của hành động đó. Đã là hành động tâm lý thì phải có động cơ phù hợp. Không thể có một hành động nào mà không có động cơ, hành động “không có động cơ” không phải là hành động thiếu động cơ mà là hành động với một động cơ ẩn giấu về mặt chủ quan và về mặt khách quan. Có thể nói động cơ chính là bản chất của hành động, nó quy định hoạt động của con người. Và động cơ chính là sự thúc đẩy suy nghĩ, mong muốn trong đầu con người ra bên ngoài hành động.
Điều quan trọng về lý luận và thực tiễn là: động cơ tâm lý không phải thuần túy tinh thần bên trong cá thể. Động cơ không có khả năng tồn tại tự thân, nó phải hiện thân vào một thực thể khác là đối tượng của hoạt động. Đối tượng này có thể ở bên ngoài hoặc bên trong tâm lý.
Nguồn : https://lamthueluanvan.net/khai-niem-va-phan-loai-dong-co-trong-kinh-te/

Tin đăng cùng chuyên mục