Trang nhất » Rao vặt » Tuyển sinh - đào tạo

TÌM KIẾM
Tuyển sinh - đào tạo

Phân biệt “Taste”, “Aroma” và “Flavor”

Thông tin mua bán
Mã tin
V116493
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
13/10/2017
Hết hạn
13/10/2018
Xem :
611
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Đống Đa » Hà Nội
Loại tin đăng
Cần tuyển
Họ tên
Vũ Minh
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

 

Phân biệt sự khác nhau giữa “Flavor”, “Aroma”  và “Taste” để dùng chúng cho đúng khi viết hay làm bài tập tiếng Anh.

 Dù có liên quan đến nhau nhưng “taste”, “aroma” và “flavor” không thật sự có thể thay thế cho nhau. Nhưng bạn chắc chắn biết nghĩa của chúng là gì, chỉ là bạn chưa dùng chúng một cách chính xác thôi. Vì vậy, chỉ cần bạn biết được sự khác biệt giữa chúng thì bạn sẽ biết dùng chúng trong trường hợp nào, và lúc đó bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn nữa.

Xem thêm: cách sử dụng used to

Vậy thì hãy xem sự khác biệt giữa “taste”, “aroma” và “flavor” là gì nhé.

 1. “Taste” liên quan tới các giác quan trong miệng chúng ta, bao gồm cả lưỡi.

 2. “Aroma” xảy ra bên trong mũi của chúng ta và liên quan đặc biệt đến khứu giác.

 3. “Flavor” là  sự hội tụ giữa “Taste” và “Aroma”.

Flavor = Taste + Aroma (Nguồn : winefolly)

I – “Taste” là gì?

 Theo từ điển Oxford thì “taste” là những đặc tính cụ thể mà những loại đồ ăn thức uống có, cho phép bạn nhận biết được chúng khi bạn cho chúng vào miệng.

 Ví dụ: - I don’t like the taste of olives (Tôi không thích vị của oliu).

 - The soup has no taste. (Súp này chẳng có vị gì cả.)

 “Taste” chỉ xảy ra bên trong miệng chúng ta. “Taste” là những gì liên quan đến cách miệng và lưỡi tiếp xúc với thức ăn và đồ uống như thế nào. Lưỡi của ta 2 loại cơ quan cảm nhận, 1 loại là cảm nhận “taste”, có tên chính xác là ‘tastebuds’ và đây là cơ quan có thể tìm thấy trên toàn bộ lưỡi của chúng ta. Cảm giác trong miệng – “mouthfeel” được cảm nhận bởi các đầu dây thần kinh tự do ở bên trong miệng và lưỡi. Khi chúng ta “chạm vào” rượu (hay nươc sốt hoặc những gì mà ta ăn) theo cách này, ta có thể cảm nhận được kết cấu của nó.

 “Taste” tập trung chủ yếu vào vị ngọt, mặn, đắng và chua

Xem thêm: sach ngu phap tieng anh

 “Mouthfeel” tập trung chủ yếu vào độ nhớt (nghĩa là body), các Tannin và kết cấu tổng thể của rượu vang.

II – “Aroma” là gì?

 Theo từ điển Oxford thì “aroma” là một mùi dễ chịu, đáng chú ý.

 Ví dụ: A delicious aroma was coming from the kitchen. (Một mùi thơm ngon đến từ bếp).

2 từ “aroma” và “bouquet” (hương vị) thực sự chỉ là những từ dễ chịu để miêu tả mùi – “odors” (tức là những gì mà ta dùng mũi để nhận biết). Mùi là các hợp chất bay hơi nhỏ (nghĩa là chúng trôi nổi trong không khí) và mũi của chúng ta có các cơ quan thụ cảm để xác định chúng. Vì khi rượu bay hơi, nó dễ dàng mang theo những mùi hương (aromas). Nước hoa được làm với gốc là cồn cũng dựa trên lí do này. cũng .

 Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bán cầu não phải của chúng ta phân biệt mùi tốt hơn.

III – “Flavor” là gì?

 “Flavor” là ấn tượng tổng thể của một loại rượu hay một loại thực phẩm, là sự kết hợp giữa “aromatices” (mùi thơm), “taste” (vị) và “mouthfeel”. “Flavor” là cách bộ não chúng ta tổng hợp “aroma”, “taste” và kết cấu (texture) vào thành một trải nghiệm tổng thể.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt “taste”, “aroma” và “flavor”. Chúc các bạn học tiếng Anh tốt.

Xem thêm: các dạng so sánh trong tiếng anh

 

Tin đăng cùng chuyên mục