Trang nhất » Rao vặt » Tuyển sinh - đào tạo » Tuyển sinh

TÌM KIẾM
Tuyển sinh

tân sinh viên quyết định học nghề

Thông tin mua bán
Mã tin
V406047
Giá
1.000 VNĐ
Ngày đăng
02/12/2020
Hết hạn
31/12/2020
Xem :
246
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Quận 10 » TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
Trung Cấp Việt Giao
Điện thoại
0979668868
Địa chỉ
193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10, TPHCM.
Nội dung chi tiết

Năm học 2020 sẽ có nhiều thí sinh mặc dù trúng tuyển vào đại học nhưng lại quyết định học nghề vì lo sợ thất nghiệp và hiện tượng các trường Đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học này dẫn đến việc phải chi tiêu cho việc học đại học là quá cao cho nhiều gia đình, có khi lên tới nửa tỷ đồng cho một khóa học.

Học phí các trường đại học đều tăng

Trong năm học 2020 – 2021, đa số các trường ĐH tư thục sẽ tăng học phí khoảng 10 – 20% tùy trường. Lý do các trường đưa ra là để bù trượt giá ở các khoản đầu tư cho sinh viên và đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng hoạt động tuyển sinh đào tạo của nhà trường.

Như ở trường ĐH H đã có thông báo học phí nhập học đối với bậc đại học khóa mới. Theo đó, học phí các ngành dao động trong khoảng 25 – 29 triệu đồng cho 6 môn học. Mức học phí này tăng so với năm ngoái khoảng 10%.

Nằm trong lộ trình tăng hằng năm, trường ĐH T quyết định từ năm học này sẽ tăng xấp xỉ 10% so với năm ngoái. Mức học phí của trường trường ĐH D cũng sẽ tăng học phí lên khoảng 5 – 6% so với năm học trước.

Trong khi đó, học phí tại các trường khối công lập cũng tăng mạnh kể từ khi các trường thực hiện quyền tự chủ dựa vào luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội thông qua và đã đi vào thực tế vì thế học phí trường Y đã tăng lên gần 100 triệu đồng.

So với mức học phí các trường ĐH công lập chưa tự chủ đang thu hiện nay, học phí sau khi tự chủ tăng tới 3,5 lần. Cụ thể ngay trong năm học vừa qua, sinh viên trường tự chủ phải đóng học phí từ 18,5 – 46 triệu đồng/năm (tùy ngành). Trong khi đó, ở trường công lập nhà nước học phí chỉ ở mức 8,9 – 13 triệu đồng/năm.

Mức học phí ở khối các trường tư thục cao nhất hiện tại đang thuộc về ĐH Quốc tế Úc tại thành phố Hồ Chí Minh với gần 300 triệu/năm, kế đó là ĐH Quốc tế S với 150 triệu đồng/năm. Đứng thứ 3 là ĐH V và ĐH F với mức hơn 90 triệu đồng/năm. ĐH H 60 triệu đồng/năm, ĐH T 35 triệu đồng/năm.

tân sinh viên quyết định học nghề

Trong khi một số trường đại học năm nay ra sức hạ điểm chuẩn xuống mức rất thấp để thu hút thí sinh thì nhiều học sinh mặc dù đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia nhưng vẫn lựa chọn học nghề vì tâm lý chung: Sợ thất nghiệp và gánh nặng học phí.

Như trường hợp của hai bạn: Nguyễn Tiến Thịnh và Đinh Tiến Hùng (cùng quê Bình Phước) có điểm thi tốt nghiệp THPT lần lượt là 22,5 và 24 điểm, đủ đậu vào nhiều trường ĐH ở Tp.HCM nhưng hai em lại chuyển qua học TRUNG CẤP VIỆT GIAO. Hùng nói “Nhận được giấy báo trúng tuyển của trường ĐH V nhưng em nghĩ lại học đại học chưa chắc ra đã có việc làm nên em đi học nghề cho chắc ăn. Với lại, trường mà em dự định theo học năm nay học phí tăng cao quá, gần 50 triệu đồng/năm. Với số tiền như vậy em chỉ bỏ 20 triệu đồng là có thể học trọn một khóa tại Việt Giao mà ra trường lại được đảm bảo việc làm với mức thu nhập trên 10 triệu/tháng”.

Suy nghĩ của Hùng có lẽ trùng quan điểm của nhiều bạn trẻ hiện nay, bởi nhiều trường ĐH hiện đang trong tình trạng giảm sút đáng kể số lượng hồ sơ đăng ký nhập học. Có trường giảm một nửa, thậm chí hơn một nửa số hồ sơ so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Bên cạnh đó, Một điểm mới của Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 là học sinh học hết lớp 12, dù không dự thi vẫn sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Với giấy chứng nhận này, các em có đủ điều kiện tham gia vào giáo dục nghề nghiệp. Thay vì vào đại học bằng mọi cách, giờ đây các bạn trẻ đã chọn học nghề như một xu hướng nghề nghiệp mới.

Theo Luật Giáo dục, các em học xong chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định. Nếu không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Giấy chứng nhận hoàn thành được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu. Hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Lựa chọn đúng ngành – Mở cửa tương lai:

Trong khi các trường ĐH ồ ạt tăng học phí thì ở nhiều trường trung cấp, học phí vẫn được giữ nguyên. Hiện tại mức học phí cao nhất của trường trung cấp Việt Giao chỉ ở mức 21 triệu đồng/ 2 năm học. Nhà trường cam kết mức học phí này không thay đổi trong toàn khóa học của sinh viên khi theo học tại trường.

Ngoài học phí thì việc làm sau khi ra trường cũng là một vấn đề đang được bạn trẻ quan tâm hiện nay.

ThS Nguyễn Quỳnh Lâm – giảng viên Kinh tế, Trưởng Bộ phận Quan hệ Hợp tác Doanh nghiệp Trường Trung cấp Việt Giao cho biết, khi được hỏi nhiều sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh ở trường ĐH trả lời chưa biết sẽ làm gì sau khi ra trường, trong khi ở các trường nghề như TC Việt Giao, sinh viên định hướng rõ ràng ngay từ khi còn học năm nhất. Ví dụ như bạn học ngành Quản trị Bếp – Ẩm thực ra trường chắc chắn sẽ làm trong các nhà hàng Âu, Á, Hoa, Nhật, Thái, Việt, mở quán cà phê, tiệm bánh…mà không bị mông lung, mơ hồ về tương lai nghề nghiệp. Như vậy, việc nhiều bạn trẻ lựa chọn trường nghề là điều đương nhiên, đó là chưa kể đến lợi thế rút ngắn thời gian học tập so với bậc ĐH.

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh (Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ VN) cho biết nhà tuyển dụng không cần bằng cấp mà là kinh nghiệm làm việc thực sự. Ngay cả nếu như ứng viên có đủ loại bằng cấp thì điều đó cũng không có nghĩa họ sẽ có những kỹ năng hoặc kinh nghiệm phù hợp cho công việc của họ.

“Thời gian trước đây, xã hội Việt Nam mang nặng tâm lý trọng bằng cấp. Nhiều người nghĩ bằng cấp càng cao càng oai. Tuy nhiên trên thực tế có những người không cần sở hữu bằng cấp, năng lực, mức thu nhập của họ vẫn nổi trội và vẫn được người khác nể phục”, ThS Lâm nhấn mạnh.

Trước xu thế mở cửa, Quản trị Khách sạn, Quản trị Bếp – Ẩm thực, Quản trị dịch vụ Giải trí và Tổ chức sự kiện, Hướng dẫn du lịch được đánh giá là 4 ngành tiềm năng ở Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung. Sau khi những thỏa thuận tự do làm việc tại các quốc gia trong khối ASEAN có hiệu lực thì ngày càng nhiều học sinh  đổ xô chọn ngành học được tự do dịch chuyển.Trung cấp Việt Giao đã đưa 4 ngành Quản trị Khách sạn, Quản trị Bếp – Ẩm thực, Quản trị dịch vụ Giải trí và Thể thao, Hướng dẫn du lịch này trở thành những ngành đào tạo mũi nhọn của trường. Trong đợt tuyển sinh tháng 9 vừa qua, số lượng hồ sơ nộp vào và nhập học tại trường tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay, Quản trị dịch vụ Giải trí và Tổ chức sự kiện dù là ngành học khá mới nhưng đã nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều học sinh. Điểm nổi bật trong công tác đào tạo trong năm học này là đào tạo hướng đến chuẩn Asean, đào tạo để đón đầu xu thế hội nhập. Trong những năm qua, công tác này vẫn luôn được đẩy mạnh thực hiện, tuy nhiên trong thời điểm cận kề hội nhập thì càng được chú trọng hơn bao giờ hết.

Để các bạn thích ứng tốt với môi trường làm việc đa quốc gia, trường còn đưa các môn kỹ năng vào chương trình. Ở Trường Trung cấp Việt Giao, các hoạt động học tập, thảo luận, thuyết trình theo nhóm để rèn luyện những kỹ năng giao tiếp căn bản nhất đã giúp sinh viên tự rèn dũa bản thân mà không cần tác động của phụ huynh hay giáo viên như trước. Chưa hết, nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội và trau dồi kinh nghiệm sống, trường cũng tổ chức các sân chơi, các chương trình ngoại khóa mang đậm tính nhân văn cho sinh viên như: Hoa khôi Việt Giao, Hành trình xuyên Việt, Gala Việt Giao, “Vua Đầu Bếp” Việt Giao, hội thi nấu “Món ăn Tết cổ truyền”,  tiếng hát biển đảo, hội thảo tiếng Anh chuyên ngành Khách sạn – Resort, hội thảo phát triển nghề Hướng dẫn du lịch… Tất cả những điều trên đã góp phần xây dựng nên những thế hệ sinh viên Trường Trung cấp Việt Giao bản lĩnh, giỏi về nghề và được các doanh nghiệp tin tưởng, ký cam kết tuyển dụng.

 

 

Tin đăng cùng chuyên mục