Trang nhất » Rao vặt » Việc làm

TÌM KIẾM
Việc làm

Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương bạn cần phải biết

Thông tin mua bán
Mã tin
V299906
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
26/09/2019
Hết hạn
25/09/2020
Xem :
266
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Quận 12 » TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
working
Điện thoại
0931852177
Địa chỉ
TP HCM
Nội dung chi tiết

Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương bạn cần phải biết

Kế toán tiền lương là một công việc rất quan trọng đối với kế toán vì đã là một kế toán tiền lương thì phải am hiểu sâu sắc về các chính sách về nhân sự, về tiền lương để đảm bảo được quyền lợi bình đẳng cho tất cả mọi người một cách thật chính xác và tuyệt đối.Vì thế việc nắm được những kinh nghiệm hay kỹ năng là một việc làm rất cần thiết nếu muốn thành công trong công việc.


 

 
Kinh-nghiYm-lam-kY-toan-tiYn-lYYng-bYn-cYn-phYi-biYt-compressed

 Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương bạn cần phải biết
Trong bài viết dưới đây, working.vn sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm về kế toán tiền lương trong doanh nghiệp mà các bạn cần phải nắm rõ nhé

*** Những điều bạn cần biết về kế toán tiền lương :

1. Khái niệm kế toán tiền lương


Kế toán tiền lương là nhân viên phụ trách việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố như bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán…. để lập bảng tính lương, thanh toán lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương là gì?

Kế toán tiền lương gồm có 4 nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thực hiện tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, năng suất lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, sau đó phân bổ chi phí lao động theo các đối tượng sử dụng lao động.

- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các nhân viên hạch toán kế toán ở các bộ phận sản xuất- kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chừng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.

- Theo dõi tình hình trả - tạm ứng tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.

- Lập các báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương, theo định kỳ tiến hành phân tích điều chỉnh tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin chi tiết chính xác về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời.

3. Yêu cầu đối với kế toán tiền lương


 

 
YYc-bao-cao-tai-chinh-trong-bao-cao-lYu-chuyYn-tiYn-tY-compressed

 Yêu cầu đối với kế toán tiền lương
Là một kế toán tiền lương thì tính cách cần cẩn thận tỉ mỉ, cần cù chịu khó,Có chuyên môn, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ. Nắm thông tin bảng lương của nhân viên, phụ cấp, BHXH.. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tính lương: ngày giờ làm việc, bảo hiểm..

4. Công việc chính kế toán tiền lương

– Theo dõi máy chấm công, ghi chép kịp thời, sát sao tình hình đi làm của các công nhân viên trong công ty, doanh nghiệp; khi có sự biến đổi về tình hình lao động và sức lao động; thời gian lao động và kết quả lao động phải phản ánh ngay lên cấp trên, hoặc ghi vào sổ sách để hoạch toán lương cho chính xác.

– Thực hiện đúng trong việc hoạch toán tiền lương của nhân viên công ty, tính đúng tiền lương xứng với công làm việc cùng với các khoản trích cho các nhân viên.

– Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương của nhân viên, đồng thời kế toán tiền lương có nhiệm vụ khấu trừ vào tiền nghĩa vụ đối với nhà nước như tiền thuế thu nhập cá nhân (nếu tiền lương sau khi bị trừ đi các khoản phải nuôi những ai mà vẫn hơn 10 triệu), tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội,…

– Với các đợt tạm ứng lương của công ty, kế toán viên phải biết cách xây dựng mức lương tạm ứng linh hoạt (phần trăm của lương cơ bản hay giá trị tiền riêng của từng nhân viên trong công ty, doanh nghiệp)

– Đồng thời kế toán tiền lương phải quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương của công nhân viên, hoặc phải có sự liên kết với các kế toán viên khác để có số liệu chi tiết, qua đó tính được mức thuế thu nhập cá nhân cuối năm.

– Khai báo các biểu thuế thu nhập cá nhân khác nhau cùng với ngày hiệu lực của biểu thuế.

– Tính các khoản thu nhập khác hay giảm trừ lương cuối kỳ cho công nhân viên của công ty, doanh nghiệp.

a. Quản lý việc tạm ứng lương:

– Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng của công ty.

– Tính tạm ứng lương cho toàn thể công ty, cho một nhóm nhân viên hoặc cho một nhân viên.

– Xây dựng mức tạm ứng lương linh hoạt như: số % lương cơ bản hoặc giá trị tiền riêng cho từng nhân viên.

b. Quản lý kỳ lương chính:

– Xây dựng kỳ tính lương với các chỉ tiêu như loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương.

– Tính các khoản thu nhập hay giảm trừ lương cuối kỳ cho cán bộ công nhân viên.

– Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương trong tháng vào bảng lương cuối kỳ để tính ra mức lương thực lĩnh cho từng nhân viên.

– Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và bảng chấm công.

– Tính và khấu trừ vào lương các chỉ tiêu nghĩa vụ phải nộp đối nhà nước như thuế TNCN, các khoản bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT một cách đầy đủ và chính xác.

– Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm.

5. Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương


 

 
SY-tiYn-mYt-bY-chenh-lYch-trong-mYt-thang-thu-chi-compressed

 Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương
- Để có thể làm tốt công việc của một kế toán tiền lương, trước hết cần tìm hiểu các vấn đề sau:

+ Hồ sơ đăng ký thang bảng lương

+ Hợp đồng lao động (xem thật kỹ để biết mức lương NLĐ được trả, các khoản tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm đều được quy định tại đây.)

+ Hồ sơ, thủ tục đăng ký tình hình sử dụng lao động

+ Hồ sơ, thủ tục đăng ký nộp BHXH, BHYT, KPCĐ

+ Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở

+ Bảng chấm công.

+ Bảng lương hàng tháng, lương tháng 13 (giám đốc sẽ quy định việc tính lương theo ca, theo ngày, theo tháng hay theo sản phẩm…)

+ Các thủ tục, chứng từ liên quan đến vấn đề nghỉ khám chữa bệnh, tai nạn lao động, nghỉ thai sản do BHXH chi trả, nghỉ mất sức, nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp nghỉ việc.

*** Những lưu ý trong công việc cảu một nhân viên kế toán tiền lương

+ Chấm công phải tuyệt đối chuẩn xác

+ Điền mức lương cơ bản (hoặc mức lương ngày) theo quy định của công ty nơi mình làm việc

+ Nếu làm trên excel: chú ý các công thức, phải kéo cho đủ

+ Nếu kiêm chi lương, đếm tiền thật cẩn thận

+ Nếu làm lương cho công nhân theo sản phẩm nhớ đừng bớt của họ 1 đồng nào, cho dù bạn chỉ làm tròn cho dễ nhớ

Hi vọng bài viết của chúng tôi là tài liệu bổ sung những kiến thức đang còn thiếu của các bạn.Chúc các bạn luôn luôn thành công

Để biết thêm thông tin tuyển dụng hay cần tìm kiếm việc làm nhanh nhất hãy liên hệ với chúng tôi qua

website: http://working.vn

Gmail : workingtuyen@gmail.com

Tin đăng cùng chuyên mục