Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Y tế

TÌM KIẾM
Y tế

BÁC SĨ BỆNH VIỆN AN VIỆT TƯ VẤN: GIẢI PHÁP NÀO CHO BÀ BẦU KHI BỊ MẮC BỆNH TRĨ

Thông tin mua bán
Mã tin
V340479
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
07/02/2020
Hết hạn
06/02/2021
Xem :
140
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Cầu Giấy » Hà Nội
Loại tin đăng
Họ tên
bệnh viện an Việt
Điện thoại
19002838
Địa chỉ
1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Nội dung chi tiết

Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng thường gặp phải, đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Bị trĩ khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, dễ bị stress, ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất. Vậy giải pháp nào cho bà bầu khi bị mắc bệnh trĩ? Bài viết dưới đây của bệnh viện An Việt sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Giải pháp nào cho bà bầu khi bị mắc bệnh trĩ

1. Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

Trĩ là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch. Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.

Bị trĩ khi mang thai có thể gây ngứa, đau, hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đi tiêu, gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong quá trình chuyển dạ, có thể lực đẩy sẽ tác động và làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn, tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, có nhiều khả năng thai phụ sẽ bị lại hoặc bị nặng hơn khi mang thai.

2. Vì sao dễ bị trĩ khi mang thai?

Bà bầu rất dễ bị trĩ vì những lý do sau:

•    Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của người mẹ sẽ lớn hơn và gây áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này sưng và gây đau.

•    Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng góp phần gây ra bệnh trĩ, vì làm giãn các thành mạch và làm chúng dễ bị sưng hơn.

•    Thể tích máu khi mang thai tăng lên gây giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây bệnh trĩ khi mang thai.

Ngoài ra, những yếu tố sau cũng tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu:

•    Táo bón, thường xuyên rặn nhiều khi đi ngoài

•    Tăng cân quá nhiều khi mang thai

•    Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu trong một khoảng thời gian dài

Tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu

3. Giải pháp cho bà bầu khi bị mắc bệnh trĩ

Khi đi vệ sinh cố gắng không rặn, không ngồi quá lâu gây áp lực hậu môn. Tập thói quen đại tiện đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên vận động như đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ của dễ dàng và giúp thu gọn âm hộ.

Ngâm phần dưới cơ thể trong nước nóng từ 10 - 15 phút một vài lần mỗi ngày giúp mang lại cảm giác thư thái, kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn hoặc cũng có thể sử dụng túi nước đá chườm lên vùng cần giảm sưng và khó chịu.

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện. Nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi, không màu để tránh làm tổn thương hậu môn, có thể dùng khăn ướt thay cho giấy vệ sinh.

Hạn chế ngồi quá lâu, khi nằm nên nằm nghiêng về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nằm nghiêng sang trái tốt nhất để giảm máu ứ tại vùng chậu và hậu môn.

Bà bầu nên đi khám và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh của mình để bác sĩ tiến hành kiểm tra, theo dõi trong khoảng thời gian thai kỳ cho đến khi ngày gần sinh sẽ đưa ra tư vấn về phương pháp sinh cụ thể.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào hoặc cần tư vấn trợ giúp. Hãy liên hệ trực tiếp với Chuyên gia của chúng tôi theo Hotline 1900 2838Bệnh viện An Việt luôn sẵn lòng giải đáp giúp bạn.

Xem thêm: Chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ emCác biện pháp giúp hạn chế biến chứng sau cắt trĩ

Tin đăng cùng chuyên mục