Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Y tế

TÌM KIẾM
Y tế

Cùng con chiến thắng tự kỷ

Thông tin mua bán
Mã tin
V107687
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
10/08/2017
Hết hạn
10/08/2018
Xem :
315
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
lienminhfifa3
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, hiện nay ở nước ta số lượng trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ đang tăng mạnh từng năm với số lượng khoảng 20.000 trẻ được phát hiện mắc chứng bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến việc phát hiện tự kỷ muộn
Do có không ít phụ huynh ngộ nhận khi cho rằng con mình là “thần đồng”, là thông minh… Bên cạnh đó, tình trạng trẻ tự kỷ được thăm khám và điều trị muộn gia tăng trong thời gian qua là do các bậc phụ huynh lơ là, chủ quan, thiếu kiến thức về căn bệnh này dẫn tới bỏ qua giai đoạn can thiệp vàng (trước 3 tuổi), ảnh hưởng tới tương lai của trẻ.
Tự kỷ là gì?
 
Trẻ tự kỷ thường tự cô lập mình( ảnh: Internet)
Tự kỷ chính là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời, do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, cản trở khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào, không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Trẻ mắc bệnh tự kỷ không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội. Việc phát hiện sớm tự kỷ để can thiệp là một vấn đề cấp bách và quan trọng.
Đánh bại tự kỷ
Trên thế giới cũng không hiếm các trường hợp vượt qua chứng tự kỷ để có được cuộc sống bình thường. Đơn cử như trường hợp của Carmine DiFlorio người Mỹ, bị chẩn đoán tự kỷ khi mới 2 tuổi, theo tờ The New York Times. Cậu hầu như không giao tiếp được với thế giới xung quanh. Thậm chí nhiều lần mẹ Carmine cố tình làm rơi vật nặng, sách vở trước mặt nhưng cậu vẫn không chú ý mà liên tục nhảy nhót, vỗ tay, kêu lên những tiếng vô nghĩa. Sau khi điều trị được một thời gian, tình trạng của Carmine có dấu hiệu được cải thiện dần. Đến gần 5 tuổi, giáo viên của Carmine gửi báo cáo về kết quả kiểm tra trắc nghiệm cho thấy hành vi, giao tiếp, giác quan và một số kỹ năng vận động của cậu bé đã gần giống những đứa trẻ phát triển bình thường. Hiện nay, Carmine 19 tuổi và không còn những biểu hiện khác thường trong cách nhìn, cử chỉ và tương tác với người khác. Cậu đang là sinh viên năm thứ hai của Trường âm nhạc Berklee ở Boston.
 
Carmine DiFlorio người đàn ông vượt qua tự kỷ( Ảnh: Internet)
Một trường hợp khác là Mark Macluskie, được phát hiện mắc chứng tự kỷ ở mức chạm ngưỡng nghiêm trọng khi còn chưa tròn 3 tuổi. Khi đó, Mark hiểu được rất ít từ và liên tục tự lao đầu vào tường. Tuy nhiên, sau nhiều năm điều trị gian nan, khi 16 tuổi Mark đã có thể tận hưởng cuộc sống năng động như những bạn đồng trang lứa. Theo tờ The New York Times, cậu mê chơi game, lắp ráp mô hình robot, lập trình máy tính và ra công viên chơi với bạn. Ngoài ra, Mark còn thực hiện một chương trình phát thanh qua mạng bàn về các tin tức công nghệ, kể chuyện cười...
Khả quan hơn trong điều trị
Là một chuyên gia về chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ, BS Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), chia sẻ rằng việc điều trị trẻ tự kỷ hiện nay có nhiều dấu hiệu tích cực và lạc quan. Các liệu pháp trị liệu chủ yếu như tiếp cận giáo dục đã được các nhà chuyên môn nghiên cứu và đào tạo cho các giáo viên dạy chuyên biệt. “Nhìn chung, về mô hình chăm sóc, chữa trị và dạy trẻ tự kỷ có nhiều khả quan hơn trước, nhiều trường chuyên biệt được thành lập hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người dạy trẻ”, BS Thủy nói.
Tại Khoa Tâm lý BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) bình quân mỗi tháng tiếp nhận 550 - 600 trẻ đến khám, phần lớn trẻ từ 3 - 5 tuổi; trẻ ở tuổi vị thành niên đến khám cũng khá cao (trung bình 20 - 30 ca/tuần) với các vấn đề tâm lý đặc thù riêng. “Ban đầu cảm thấy hụt hẫng, một số phụ huynh phủ nhận kết quả chẩn đoán, nhưng rồi sau đó cha mẹ chấp nhận thực tế và họ luôn kiên trì đưa con đi chữa trị. Những lúc như vậy, BS cần nâng đỡ tâm lý cho phụ huynh, không được xem nhẹ khâu này. Tôi vô cùng ngưỡng mộ những ông bố bà mẹ không ngại đường xa ngày ngày đưa con đến học ở BV, ở trường chuyên biệt, chịu những cơn tức giận vô cớ của đứa con, chịu những lần con thờ ơ như không quen biết. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết những hy sinh thầm lặng từ nỗi lòng này”, BS Thủy cho biết.
Khoa Tâm bệnh, BV Nhi T.Ư (Hà Nội) tiếp nhận điều trị cho trẻ tự kỷ từ 2 - 4 tuổi. Các BS hướng dẫn cho gia đình cách tập, chăm sóc cho trẻ tại nhà, chờ đủ tuổi sẽ đến “lớp học” can thiệp tại khoa. BS Thành Ngọc Minh, trưởng khoa cho biết trong 9 tháng đầu năm nay, có 11.000 trẻ đến khám với nhiều loại hình về tâm thần, trong đó rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ chiếm 70% số lượng trẻ đến khám. “Thực tế vẫn còn một số gia đình không chấp nhận con mình bị tự kỷ, không đưa con đi khám, can thiệp, chữa trị. Đến khi trẻ đã định hình hành vi khác thường với các trẻ khác mới đưa đi khám thì việc điều trị rất khó khăn. Với các trẻ ngoài 4 tuổi, sẽ rất khó khăn trong việc can thiệp, bởi vì lúc này hành vi đã định hình. Về cơ bản trẻ tự kỷ thì lớn lên vẫn là tự kỷ, nhưng nếu được can thiệp thì bệnh sẽ cải thiện, trẻ có thể chủ động được các công việc tối thiểu cho bản thân, thậm chí một số trẻ được định hướng cho một số công việc như vẽ tranh. Cha mẹ hiểu điều này để nhận biết sớm, cho trẻ đi khám, can thiệp sớm”, BS Minh nói.
BS Nguyễn Quốc Văn, Trưởng đơn vị điều trị đặc biệt cho trẻ tự kỷ - bại não, BV Châm cứu T.Ư, cho biết: “Nhiều trẻ đến can thiệp muộn trong khi thời gian vàng điều trị cho các trẻ tự kỷ là trước 3 tuổi. Nhưng có nhiều trẻ bệnh đã 5 - 8 tuổi, thậm chí lớn hơn mới đến BV, là do gia đình không chấp nhận, nấn ná không đưa con đi khám sớm”.
Theo BS Văn, việc kết hợp châm cứu cùng với học một cô - một trò cải thiện rất nhiều. Trước khi được can thiệp tại các lớp học đặc biệt đó, trẻ tự kỷ sẽ được châm cứu để giúp giảm tăng động, tăng sự tập trung thay vì phải dùng thuốc hướng thần chống tăng động. Hầu hết các trẻ được cải thiện tăng động nhiều, ngủ ngon sau đợt châm cứu. Châm cứu điều trị tự kỷ (điện châm, thủy châm, cấy chỉ) là áp dụng y học cổ truyền với hiện đại và giáo dục, cùng ngôn ngữ trị liệu. Một số cháu vận động thô, vận động tinh kém được tập thêm vật lý trí liệu...
 
Châm cứu chữa tự kỷ( ảnh: Internet)
Châm cứu điều trị tự kỷ giúp tỉnh thần, đánh thức não, tăng khả năng tiếp nhận, sau đó trẻ được tham gia học tập phù hợp để thúc đẩy tư duy. Khi trẻ bớt tăng động thì mới có thể tăng sự chú ý, lúc đó sẽ được can thiệp bằng lớp học. Các trẻ mỗi ngày được học 1 giờ, trong đó 45 phút học riêng với cô về phát âm, tương tác, học qua đồ chơi, hình vẽ, đồ vật, xếp hình, tô tượng; và có 15 phút học tập thể để tăng khả năng giao tiếp.
 
Theo Internet
Tin đăng cùng chuyên mục