Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Y tế

TÌM KIẾM
Y tế

Hang vị dạ dày nằm ở đâu? tổng hợp những kiến thức về bệnh lý viêm hang vị

Thông tin mua bán
Mã tin
V137402
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
22/02/2018
Hết hạn
22/02/2019
Xem :
234
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
trần trung hiếu
Điện thoại
01279788869
Địa chỉ
hà nội
Nội dung chi tiết

Hiện nay có tới 60% các ca viêm nhiễm dạ dày đều xảy ra tại hang vị. Vì thế căn bệnh này đã làm giảm chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Nhưng hang vị dạ dày là gì, hang vị dạ dày nằm ở đâu và viêm hang vị dạ dày là bệnh gì, có chữa khỏi hoàn toàn được không hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tổng hợp kiến thức về bệnh viêm hang vị dạ dày

1. Hang vị dạ dày là gì, hang vị dạ dày nằm ở đâu?

Cấu tạo của dạ dày người chia làm 4 phần: phình vị, thân vị, hang vị và cuối cùng là môn vị. Hang vị dạ dày là một phần của dạ dày, nằm ở phần thấp nhất của dạ dày, gần với cơ thắt môn vị – nơi phân tách dạ dày và tá tràng, có chiều dài chỉ khoảng 3-5 cm. Nhưng đây lại là phần phải hoạt động nhiều nhất trong quá trình tiêu hóa của con người.

 

Hang vị dạ dày là gì, hang vị dạ dày nằm ở đâu, viêm hang vị dạ dày la bệnh gì

Hình ảnh hang vị dạ dày

 

2. Bệnh viêm hang vị dạ dày là bệnh gì?

 

Bệnh viêm hang vị dạ dày là chứng bệnh viêm nhiễm liên quan đến toàn bộ dạ dày hoặc một vùng dạ dày (phần hang vị dạ dày). Giống với các bệnh viêm loét dạ dày khác, viêm hang vị dạ dày xảy ra ở lớp lót trong của dạ dày. Dạ dày của con người có khả năng sản xuất ra các loại axit giúp tiêu hóa. Axit này không gây tổn hại đến lớp lót trong của dạ dày do sự có mặt của lớp màng nhầy, nhưng trong điều kiện nhất định nếu lượng axit tăng lên nó có thể gây tổn hại đến phần hang vị dẫn đến viêm hang vị dạ dày.

 

Viêm hang vị dạ dày thường chia thành một số loại chính sau:

 

  • Viêm hang vị dạ dày bề mặt: hay còn gọi đơn giản là viêm hang vị dạ dày, gây ra sự bong tróc của các tế bào biểu mô hình trụ ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch nhầy bảo vệ của các tế bào
  • Viêm hang vị dạ dày ăn mòn: là tình trạng viêm hang vị dạ dày cấp tính với tình trạng phù nề niêm mạc và xuất huyết mao mạch, có tổn thương, sẹo
  • Viêm hang vị dạ dày xuất huyết : hay còn gọi là viêm xung huyết hang vị dạ dày là kết quả của viêm dạ dày ăn mòn, mà khi các vết ăn mòn sâu hơn, chạm đến các mạch máu và tổn thương các mô của niêm mạc và nội mô

Bạn có thể quan tâm: thuốc kháng histamin h2

Nguyên nhân của bệnh viêm hang vị dạ dày

 

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày có liên quan đến tổn thương niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Gram âm Helicobacter pylori.

Nhiễm trùng do vi khuẩn: H. Pylori, H. Heilmannii, và Streptococci.

  • Nhiễm virut: do Cytomegalovirus gây ra
  • Nhiễm nấm như nấm Candida, nấm Histoplasmosis, và nấm Phycomycosis
  • Nhiễm trùng ký sinh trùng như giun tròn Anisakiasis
  • Căng thẳng cấp tính
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Trào ngược mật từ ruột non lên dạ dày
  • Tình trạng thiếu máu cục bộ: thiếu máu dẫn đến dạ dày
  • Các loại thuốc như NSAIDs, Aspirin, Naproxen, các chất bổ sung chất sắt, Cocaine, Steroid và hóa chất trị liệu
  • Chấn thương trực tiếp

 

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm hàng vị dạ dày

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm hàng vị dạ dày

 

Triệu chứng cơ bản của bệnh viêm hang vị dạ dày

 

  • Nóng bỏng vùng thượng vị: Một triệu chứng điển của những bệnh nhân bị viêm hang vị dạ dày
  • Buồn nôn: do sự viêm loét lớp lót dạ dày nên người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, thường kèm theo triệu chứng khó tiêu, có thể dao động từ nhẹ đến nặng, nôn mửa tùy từng tình trạng bệnh. Hệ quả tất yếu là người bệnh cảm thấy chán ăn.
  • Ợ hơi: Do vị trí của của tổn thương, quá trình tiêu hóa thực phẩm từ dạ dày vào ruột bị ảnh hưởng. Kết quả là thực phẩm không được tiêu hóa hoàn toàn, một phần sẽ đi vào ruột, và bắt đầu lên men trong một thời gian dài, dẫn đến đau thượng vị ợ hơi. Lượng khí dư thừa cũng có thể tích tụ trong dạ dày, dẫn tới ợ hơi.
  • Đau bụng khi đói hoặc khi ăn do các vết viêm loét
  • Thay đổi màu phân: đây là tình trạng khi bị xuất huyết trong dạ dày gây ra tình trạng này. Phân có màu tối, lẫn dịch nhầy hoặc máu tươi.

 

Biến chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày

 

Để thực sự đánh giá những hậu quả có thể xảy ra và biến chứng của viêm hang vị dạ dày, các nghiên cứu y khoa nghiêm túc đã được tiến hành

Nếu viêm hang vị dạ dày do nhiễm trùng, bệnh rất dễ khiến thủng dạ dày

Tắc nghẽn dạ dày: Do tình tràng viêm loét khiến lớp niêm mạc sưng lên có thể làm cản trở thức ăn dịch chuyển xuống ruột non.

 

Chẩn đoán viêm hang vị dạ dày

 

Các xét nghiệm cần thiết, được sử dụng để chẩn đoán viêm hang vị dạ dày bao gồm:

  • Xét nghiệm máu tổng hợp và sinh hóa;
  • Phân tích miễn dịch máu đối với kháng thể (IgG) chống lại H. Pylori;
  • Xét nghiệm hô hấp xác định có hay không khuẩn H. Pylori;
  • Xác định nồng độ axit của dịch dạ dày (pH phân giải trong ruột);
  • Phân tích phân

Chẩn đoán bằng dụng cụ bao gồm chụp X quang của dạ dày; endogastroscopy hoặc fibrogastroduodenoscopy (với khả năng lấy mẫu sinh thiết của mô vùng bị ảnh hưởng của dạ dày để kiểm tra mô học); electrogastraphy (nghiên cứu về vận động dạ dày).

Một số biện pháp xét nghiệm

  • Nội soi dạ dày qua đường miệng
  • X-quang của dạ dày và tá tràng
  • Siêu âm đường tiêu hóa

 

 

Tin đăng cùng chuyên mục