Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Y tế

TÌM KIẾM
Y tế

Phân biệt bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng và cách chữa trị hiệu quả

Thông tin mua bán
Mã tin
V131287
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
11/01/2018
Hết hạn
11/01/2019
Xem :
189
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
trần trung hiếu
Điện thoại
01279788869
Địa chỉ
hà nội
Nội dung chi tiết
Bệnh về đường tiêu hóa đang là một nhóm bệnh cực phổ biến hiên nay. Nhưng không phải ai cũng có nhiều kiến thức về vấn đề này. thâm chí rất nhiều người bệnh còn nhầm lẫn các căn bệnh với nhau đặc biệt rất dễ nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng. VÌ thế bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt chúng và biết được cách chữa hiệu quả nhất.
Sự giống nhau giữa loét dạ dày và loét tá tràng
 
 
Phân biêt bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng
 
bệnh viêm loét dạ dày và loét tá tràng đều do một số nguyên nhân chính sau gây ra:
 
  • Vi khuẩn HP: Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ở đường tiêu hóa, trong đó có loét dạ dày và loét tá tràng.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống không đúng cách, thường xuyên ăn những đồ cay nóng, đồ chế biến sẵn, chưa chín kỹ... gây tổn thương dạ dày và tá tràng, gây viêm loét.
  • Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày và tá tràng bị ảnh hưởng, lâu ngày hình thành vết loét.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Áp lực của công việc, học tập và cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày và tá tràng.
  • Thói quen uống rượu bia liên tục, thường xuyên sẽ ngăn cảng sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày và tá tràng dễ bị viêm loét
Phương pháp chẩn đoán:
 
  • Nội soi dạ dày tá tràng: Phương pháp này giúp bác sĩ có thể quan sát rõ hơn toàn bộ dạ dày và tá tràng, phát hiện tổn thương viêm loét, vị trí xuất hiện vết loét và mức độ bệnh cụ thể.
Cách phòng ngừa
 
Để phòng ngừa bệnh ở dạ dày và tá tràng cần áp dụng các biện pháp sau:
 
  • Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp: Tránh các thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ... thay vào đó là các thực phẩm tươi, rau củ quả nhằm cung cấp thêm chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP lây truyền qua đường tiêu hóa nên cần tránh nguy cơ mắc bệnh bằng cách không sử dụng chung đồ dùng ăn uống với người nhiễm HP. Thực phẩm cần được che đậy kỹ, chế biến chín kỹ.
  • Tuân thủ theo đúng thuốc điều trị bệnh: Viêm loét dạ dày và tá tràng do việc lạm dụng thuốc gây ra nên người bệnh khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào điều trị cần tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian điều trị của bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc trong thời gian dài tăng nguy cơ viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Tránh căng thẳng, stress: Cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress, áp lực lên dạ dày và tá tràng gây viêm loét.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Chủ động kiểm tra sức khỏe ít nhất 1 năm/ lần sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể để điều trị sớm.
Phương pháp điều trị
 
  • Loại bỏ vi khuẩn HP gây bệnh
  • Sử dụng thuốc điều trị vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng
  • Tuân thủ chế độ ăn uống và sinh họat phù hợp
Sự khác nhau của loét dạ dày và loét tá tràng
 
 
Sự khác nhau giữa bệnh loét dạ dày và tá tràng
 
Tá tràng là phần nối giữa dạ dày và ruột non, là phần ngắn nhất của ruột non ở đầu của ruột non kéo dài từ môn vị dạ dày đến gốc tá tràng
 
Triệu chứng
 
Viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng thường có những triệu chứng rất giống nhau và khá khó phân biệt
 
  • Loét dạ dày: Người bệnh bị đau bụng trên, vùng thượng vị. Cơn đau xuất hiện khi đói hoặc ăn quá no. Đau tăng khi ăn những thực phẩm chua, cay, nóng… Kèm theo ợ chua, buồn nôn và nôn; đi ngoài phân đen, nôn ra máu, da tím tái, tim đập nhanh…
  • Loét tá tràng: Đau vùng thượng vị dữ dội có lúc lại âm ỉ, cồn cào như đói. Đau giảm khi ăn, đau tăng trở lại sau ăn khoảng 2-3 giờ. Đau nhiều vào ban đêm. Có thể buồn nôn, hoặc nôn kèm theo triệu chứng đầy hơi, đau bụng
Biến chứng
 
  • Loét dạ dày có nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày nếu không điều trị sớm
  • Loét tá tràng không có nguy cơ tiến triển thành ung thư
Bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng có nhiều điểm tương đồng nên nhiều người không phát hiện sớm bệnh hoặc điều trị sai phương pháp. Để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe, người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Có như vậy mới giúp loại bỏ sớm bệnh.
Tin đăng cùng chuyên mục