Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Nội, ngoại thất

TÌM KIẾM
Nội, ngoại thất

Vì sao nên lựa chọn Nội Thất Gỗ Công Nghiệp trang trí cho nhà?

Thông tin mua bán
Mã tin
V432288
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
22/12/2021
Hết hạn
03/12/2030
Xem :
272
Danh mục đăng tin
Nơi rao
TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
CÔNG TY NỘI THẤT GIA MINH
Điện thoại
090.679.6789 - 0903.744.098
Địa chỉ
P102 Tầng 1 Toà Nhà PPI OFFICE, Số 61/1 Đường Số 23, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức
Nội dung chi tiết
     Ngày nay nội thất gỗ công nghiệp đang dần trở lên quen thuộc, chúng đã gần như thay thế các nguyên liệu gỗ tự nhiên hay kim loại tại nhiều công trình. Vậy, loại gỗ này là gỗ gì? Ưu điểm cũng như tính ứng dụng của gỗ ra sao? Các loại gỗ công nghiệp thường dùng trong sản xuất nội thất là gì? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài chia sẻ sau đây, chúng tôi cung cấp giúp bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về loại sản phẩm này!
 
 
1. Giải đáp: Nội thất gỗ công nghiệp là gì?
     Nội thất gỗ công nghiệp là gì, chúng được hiểu đơn giản là những món đồ nội thất như bàn, tủ, bàn ghế, giường…. được làm từ gỗ công nghiệp. Sản phẩm bao gồm 2 thành phần chính là cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt với sơn màu đa dạng. Ngày nay, nội thất bằng gỗ công nghiệp đang được rất nhiều người dùng ưa chuộng và đánh giá cao.
 
Gỗ công nghiệp chính là loại gỗ được tạo nên bởi các loại gỗ vụn, bột gỗ, sợi gỗ kết hợp với keo, hóa chất kết dính tạo thành các tấm gỗ. Gỗ được tạo lên chủ yếu từ các nguyên liệu tận dụng như cành, thân nhỏ, gỗ tái sinh… Nguyên liệu sản xuất gỗ công nghiệp chủ yếu được lấy từ các cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn…
 
Sở dĩ, nội thất từ gỗ công nghiệp được thị trường đánh giá cao bởi chúng mang nhiều ưu điểm vượt trội. 7 ưu điểm dưới đây sẽ giải thích vì sao nội thất công nghiệp được chọn lựa nhiều như hiện nay:
 
+ Chất liệu dẻo dai – Bền – Đẹp – Nhẹ tự nhiên
Ưu điểm đầu tiên của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp chính là bền, đẹp và nhẹ. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra những sản phẩm nội thất này có tuổi thọ từ 15 đến 20 năm, có những món đồ lên tới 25 năm nếu biết dùng đúng cách.
 
Gỗ công nghiệp làm từ gỗ vụn, keo dính lên các tấm gỗ trở lên nhẹ hơn, chúng chỉ có trọng lượng bằng ½ thậm chí ¼ so với gỗ tự nhiên. Điều này giúp việc di chuyển, lắp đặt dễ dàng dàng. Đặc biệt, các sản phẩm không bị cong vênh, mối mọt như gỗ tự nhiên. 
 
+ Thiết kế được mọi kiểu dáng mà bạn yêu cầu
     Nội thất  công nghiệp được đánh giá cao về kiểu dáng. Thị trường về dòng nội thất này nhiều loại có kiểu dáng hiện đại mang phong cách Ý, Hàn Quốc và Nhật Bản,  và phong cách tân cổ điển.  Do đó, chúng được người tiêu dùng đặc biệt các hộ gia đình trẻ quan tâm và lựa chọn ngày một nhiều.
 
+ Không hề cong vênh, co ngót hay mối mọt khi sử dụng
     Một trong những ưu điểm của dòng nội thất làm từ gỗ công nghiệp không thể bỏ qua chính là sản phẩm không bị cong vênh, mối mọt hay co ngót. Ưu điểm này hơn hẳn gỗ tự nhiên, chúng vừa cho độ bền cao vừa cho tính thẩm mỹ lớn trong suốt quá trình sử dụng.
 
     Sở dĩ, dòng nội thất này có đặc tính trên bởi chúng được sản xuất bởi những gỗ vụn cùng keo dính, chất hóa học. Chúng được xử lý kỹ trước khi đưa vào đóng thành phẩm. Chống được mối mọt , độ ẩm của tường, và chịu được theo thời gian, rất tốt cho sức khỏe vớii tiêu chuẩn môi trường cao theo tiêu  quy định của châu âu, là tiêu chuẩn E1 và E2 đảm bảo tốt cho sức khỏe cho gia đình bạn khi sử dụng gỗ công nghiệp.
 
+ Bề mặt nhẵn bóng,  và có thể tạo được vân gỗ như vân gỗ tự nhiên
     Gỗ công nghiệp trong sản xuất đồ nội thất đều được bào nhẵn với lớp bề mặt trơn bóng. Do đó, các sản phẩm luôn có bề mặt trơn đẹp và nhẵn bóng hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên. Các bề mặt gỗ công nghiệp được tạo màu tạo vân theo gỗ tự nhiên, mang tới cho  sản phẩm  đồ đạc có sự sang trọng thẩm mỹ cao  và  bền đẹp theo thời gian. 
 
+ Giá thành rẻ chỉ bằng 1/2 so với gỗ tự nhiên
     Nếu so sánh các món đồ nội thất từ gỗ tự nhiên với gỗ công nghiệp, quý khách sẽ thấy rõ sự tiết kiệm của dòng sản phẩm này. Các đồ nội thất từ gỗ công nghiệp rẻ hơn so với gỗ tự nhiên từ ½ thậm chí ⅕ lần. Đây chính là lý do khiến chúng đang dần trở thành lựa chọn phổ biến của thị trường Việt.
 
+ Thi công dễ dàng, nhanh chóng hơn nội thất gỗ tự nhiên
     Nội thất từ gỗ công nghiệp với đặc tính nhẹ, dễ dính kết các sản phẩm khác phía trên… Do đó thời gian thi công sản phẩm nhanh gọn, các thao tác vận chuyển, lắp đặt cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
 
+ Có thể sử dụng được mọi loại sơn đang có trên thị trường
     Một trong những ưu điểm của dòng nội thất làm từ gỗ công nghiệp được nhiều kiến trúc sư hay dân công trình đánh giá cao chính là khả năng tác động lên bề mặt của sản phẩm. Qúy khách có thể dễ dàng quét sơn hay dán các chi tiết, chất liệu khác nhau trên bề mặt của gỗ, tạo nét đẹp riêng cho sản phẩm.
 
Gỗ công nghiệp gồm những loại gỗ nào?
     Để giúp bạn dễ hình dung về đồ gỗ công nghiệp, Furnibuy tạm phân gỗ công nghiệp thành 4 nhóm chính: Gỗ ép, gỗ dán công nghiệp, gỗ ghép thanh và các loại gỗ có tên gọi khác.
 
     Gỗ ép là loại gỗ được nghiền nhỏ trộn chất phụ gia tạo độ cứng và ép lại thành tấm gỗ ở áp suất cao. Gỗ ở đây là vụn gỗ, dăm gỗ, gỗ nhỏ sau khi cắt tiện xử lý gỗ tự nhiên đã nhắc ở trên. Gỗ ép thường phân thành 3 loại: MFC, MDF. HDF. Xem kỹ hơn bằng hình ảnh và link bên dưới.
Gỗ dán công nghiệp được dán từ nhiều lớp veneer. Veneer chính là những lớp gỗ mỏng tự nhiên như giấy. Loại gỗ công nghiệp này có tên gọi gỗ Plywood tức gỗ dán.
 
     Gỗ ghép thanh là loại gỗ công nghiệp được ghép từ các thanh gỗ tự nhiên nhỏ tạo thành một tấm gỗ thành phẩm. Gỗ ghép công nghiệp được sản xuất phổ biến tại Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ. Ở Châu Á thì Nhật Bản là nước sản xuất loại gỗ công nghiệp ghép thanh đỉnh nhất không cần chất keo dính. Ở Việt Nam thường sử dụng gỗ thông ghép, gỗ cao su ghép, gỗ tràm ép, gỗ keo ép…
 
     Nhưng thường giá sẽ cao hơn các loại gỗ công nghiệp khác.
Ngoài ra, khi đi đến các cửa hàng tham khảo, bạn nhất định sẽ nghe nhắc đến: Gỗ Veneer, Gỗ Acrylic, Gỗ Laminate, hay đôi khi là gỗ phủ Melamine. Thực chất đây đều là các cốt gỗ công nghiệp thuộc các loại gỗ trên nhưng bề mặt được dán các lớp gỗ mỏng melamine, veneer… nên có tên gọi như vậy.
 
Tin đăng cùng chuyên mục