Công chứng là một hoạt động bổ trợ tư pháp, do công chứng viên thực hiện, nhằm chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch dân sự, bản dịch, và các văn bản khác theo quy định của pháp luật. Để tìm kiếm địa điểm công chứng phù hợp, Hãy theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây:
1. Người dân có thể đi công chứng giấy tờ ở đâu?
>>>Xem thêm: Báo giá dịch thuật công chứng, dịch thuật lấy ngay có mất thêm phí không? Dịch vụ dịch thuật công chứng nhanh, đảm bảo uy tín tại Hà Nội
Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:
Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
>>> Xem thêm: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ, nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ ở đâu? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về các chủ thể là tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.
4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.
5. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo quy định nêu trên, địa điểm công chứng giấy tờ gồm:
- Phòng công chứng
- Văn phòng công chứng
- Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
>>> Xem thêm: Khi công chứng các văn bản về thừa kế cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục công chứng văn bản thừa kế
2. Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không?
Khoản 3 Điều 32 Luật Công chứng 2014 có quy định về quyền của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Văn phòng công chứng thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tức làm việc từ thứ 2 đến hết thứ 6. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân, Văn phòng công chứng được quyền cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
>>> Xem thêm: Những điểm cần lưu ý khi đi công chứng ngoài giờ hành chính, các văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật không tính thêm phí dịch vụ tại Hà Nội
Theo quy định của Luật này, Văn phòng công chứng không những vừa được phép ký công chứng ngoài ngày, ngoài giờ hành chính mà còn được Đảng, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện nhằm phục vụ tối đa nhu cầu công chứng của nhân dân. Do đó, tất cả các văn bản, hợp đồng ký ngoài ngày, ngoài giờ hành chính (thứ 7, chủ nhật, buổi tối…); ký ngoài trụ sở (tại nhà, cơ quan làm việc, bệnh viện, trại giam…) đều có giá trị pháp lý như những văn bản, hợp đồng ký vào khung giờ hành chính.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Người dân có thể đi công chứng giấy tờ ở đâu? Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: